Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta dành đến 1/3 thời gian mỗi ngày cho việc ngủ. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng, là thời gian giúp cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày học tập và làm việc vất vả đồng thời một giấc ngủ ngon giúp tinh thần sảng khoái cho một ngày tiếp theo làm việc hiệu quả.
Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan và chủ quan, nhiều người đang gặp tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Để cải thiện được tình trạng này, cần phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ để có thể “trị tận gốc”. Cùng điểm qua những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ trong bài viết này.
Mất ngủ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Nguyên nhân chủ quan
- Các bệnh mãn tính
Nguyên nhân của mất ngủ đôi khi do các bệnh lý như đau xương khớp, viêm xoang, đau dạ dày, tiểu đêm, bốc hỏa gây khó chịu, đau đớn... khiến việc đi vào giấc ngủ trở nên khó khăn. Để giải quyết vấn đề mất ngủ này thì cần phải trị dứt điểm các chứng bệnh để lấy lại giấc ngủ ngon.
- Mất ngủ do tuổi già
Tuổi tác cũng là một nguyên nhân dẫn đến mất ngủ. Theo nghiên cứu thì thời gian ngủ trung bình càng giảm khi tuổi càng cao. Thực tế nhìn nhận do tuổi cao, sức khỏe giảm sút, các chức năng quan trọng của tâm, can, tỳ, phế, thận đều bị lão hóa, khiến người cao tuổi khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thời gian ngủ giảm rõ rệt. Họ thường xuyên khó ngủ về đêm, hay dậy sớm dù ban ngày không hề ngủ hoặc ngủ rất ít. Nhiều người lựa chọn thuốc an thần như một giải pháp giúp đi vào giấc ngủ, tuy nhiên đây là một cách làm vô cùng nguy hiểm vì để lại nhiều tác dụng phụ.
- Ngưng thở khi ngủ
Điều có vẻ vô lý này lại là một trong những biểu hiện của rối loạn giấc ngủ. Nó khiến khí quản bị chèn ép một phần hoặc hoàn toàn, nên hơi thở tạm dừng trong vài chục giây hoặc kéo dài vài phút. Theo phản xạ, người bệnh sẽ liên tục thức dậy trong đêm nên khó có thể ngủ trọn vẹn. Nguyên nhân gây chứng ngưng thở khi ngủ có thể do bé phì, tiểu đường, di truyền hoặc dị ứng. Trong trường hợp này, đến bác sĩ để được khám và tư vấn là biện pháp hàng đầu.
Nguyên nhân khách quan
- Tiếng ồn từ môi trường
Giấc ngủ thường được chia thành 5 giai đoạn chính: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ màng. Người bị khó ngủ sẽ rất dễ bị đánh thức ở giai đoạn thứ nhất và thứ hai bởi những âm thanh tiếng ồn bên ngoài môi trường như tiếng còi xe, tiếng đóng cửa mạnh, tiếng người nói... Trong trường hợp này, hãy lựa chọn cho mình không gian yên tĩnh trước khi ngủ đồng thời có thêm các sản phẩm bịt tai để hạn chế các tác động âm thanh từ bên ngoài.
- Sử dụng chất kích thích
Điểm mặt các chất kích thích cực kỳ không tốt đối với giấc ngủ bao gồm: cà phê, trà. Khi nạp những chất kích thích này vào cơ thể sẽ gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu như bạn là tín đồ của các loại đồ trên thì nên sử dụng chúng vào sáng sớm, hoặc đầu giờ chiều, sẽ giúp bạn tỉnh táo và có một ngày làm việc hiệu quả. Còn không nên sử dụng vào thời điểm chiều muộn hoặc buổi tối nếu không muốn bị mất ngủ nguyên đêm
- Ăn uống không đúng cách
Ăn quá nhiều không tốt cho cơ thể, nhất là trước khi đi ngủ
Trong trường hợp này được nhắc tới cả hai vấn đề: ăn quá no hoặc quá đói đều sẽ khiến cơ thể không thoải mái và khó có thể đi vào giấc ngủ. Cụ thể là, nếu cơ thể quá đói sẽ dẫn tới cảm giác nôn nao khó chịu và cơ thể nhắc bạn cần phải nạp một lượng thức ăn nào đó. Nếu bạn nghe theo và đi ăn quá muộn thì điều này thực sự gây áp lực lên hệ tiêu hóa và giấc ngủ ngon sẽ là một điều xa xỉ
Trường hợp ăn quá no, nhất là trước khi đi ngủ sẽ khiến cho dạ dày phải hoạt động vất vả hơn, cảm giác nặng bụng, đầy bụng, ấm ách khó chịu sẽ khiến bạn và giấc ngủ ngon trở thành hai điểm trên đường thẳng song song.
Thế nên, bữa tối thường được khuyên ăn vừa phải và hạn chế các loại thức ăn khó tiêu hóa. Nên ăn tối trước thời gian đi ngủ khoảng 3 giờ đồng hồ, thời gian đủ để thức ăn được tiêu hóa.
- Áp lực, căng thẳng công việc
Nỗi lo về công việc, trường học, gia đình, bạn bè, con cái... tất cả đều có thể trở thành áp lực đè lên khiến não bộ bạn hoạt động nhiều hơn để suy nghĩ về chúng. Ngay cả khi bạn đi ngủ những suy nghĩ vẫn cứ quẩn quanh và não bộ hoạt động làm việc đi vào giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.
- Thói quen sinh hoạt
Phòng ngủ là nơi bạn có thể an giấc sau một ngày làm việc mệt mỏi, nhưng nếu phòng ngủ thiếu gọn gàng sẽ khiến cơ thể không thoải mái, khó ngủ. Thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ cũng khiến cho giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Hay đơn giản nếu ban ngày bạn ngủ quá nhiều thì ban đêm cũng không thể ngủ được nữa.
Với các nguyên nhân được nêu trên có thể là chưa đủ nhưng cũng phần nào giúp chúng ta tự đánh giá để xem đâu là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh mất ngủ của mình và tìm biện pháp khắc phục hợp lý, tránh tình trạng nguyên nhân một đằng giải pháp một nẻo gây lãng phí thời gian, tiền bạc mà không thu lại kết quả.
Mộc Can – Tinh hoa Thảo dược Việt