Thông thường, với người tiểu đường sau khi ăn, cơ thể đã có năng lượng nạp vào, một lượng đường lớn được cơ thể hấp thụ và chuyển vào máu, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến mắt, thận, thần kinh và tim. Sau đây là một số cách giảm đường huyết cao sau bữa ăn mà Thảo dược Mộc Can muốn gợi ý tới bạn.
Tại sao đường huyết lại có xu hướng tăng sau khi ăn?
Sau bữa ăn, đường huyết thường có xu hướng tăng đột biến. Ngay cả với những người không bị tiểu đường thì sau khi ăn, lượng đường huyết cũng có xu hướng tăng.
Ở những người không bị đái tháo đường, khi ăn các thực phẩm có chứa chất bột đường sẽ gây ra hai phản ứng quan trọng trong tuyến tụy: đó là sự phóng thích insulin ngay lập tức vào máu và sự giải phóng hormone amylin.
Insulin bắt đầu hoạt động gần như ngay lập tức (để chuyển glucose ra khỏi máu và vào tế bào) và kết thúc công việc chỉ trong vài phút. Amylin sẽ giữ cho thức ăn không đến ruột non quá nhanh (khi chất dinh dưỡng được hấp thu vào máu). Kết quả là, tại thời điểm lượng đường trong máu bắt đầu tăng lên, insulin sẽ đưa lượng glucose đến các tế bào của cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, mức đường huyết tăng sau bữa ăn hầu như không đáng kể.
Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh tiểu đường thì ngược lại. Các insulin tác động nhanh xen lẫn trong các bữa ăn sẽ mất khoảng 15 phút để bắt đầu hoạt động, từ 60–90 phút để đến “đỉnh điểm” hoặc đạt hiệu quả tối đa và 4 giờ hoặc nhiều hơn để kết thúc công việc của mình.
Trong khi đó, amylin không được sản xuất đủ, vì vậy sự di chuyển dòng thức ăn từ dạ dày đến ruột không chậm như cách nó hoạt động. Kết quả là thực phẩm được tiêu hóa nhanh hơn bình thường. Sự kết hợp của insulin chậm hơn và thức ăn tiêu hóa nhanh hơn làm cho lượng đường trong máu tăng lên đột biến ngay sau khi ăn.
Trong tình huống đường huyết cao đột ngột sau bữa ăn 1 giờ, bạn có thể áp dụng một số cách hạ đường huyết cấp tốc sau đây:
- Uống nhiều nước sẽ giúp đường được đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Nhưng cách này không áp dụng với người bệnh thận, cao huyết áp hoặc suy tim.
- Tiêm thêm 1 - 2 đơn vị insulin để giảm nhanh đường huyết. Tuy nhiên điều này chỉ thực hiện khi bạn đang được chỉ định tiêm insulin.
- Uống Trà Dây thìa canh Mộc Can, giúp ổn định đường huyết hiệu quả.
- Vận động 15 - 20 phút nhằm tăng sử dụng glucose ở cơ bắp, từ đó giảm đường máu. Bạn cần lưu ý không tập luyện khi thấy choáng váng, chóng mặt, hoặc sốt.
Các biện pháp này chỉ thực hiện khi đường huyết cao do thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, không áp dụng khi người bệnh quên không uống thuốc.
Giống như nhiều biện pháp quản lý bệnh tiểu đường khác, thuốc chỉ đóng góp một phần trong việc ngăn ngừa tăng đường huyết đột biến sau bữa ăn. Ngoài ra, các chế độ ăn uống và tập thể dục còn đóng vai trò quan trọng không kém. Hãy xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, khoa học để sống vui, khỏe với bệnh tiểu đường.
Trà Dây thìa canh Mộc Can là kết quả của công trình nghiên cứu với sự Cố Vấn là PGS.TS Nguyễn Thượng Dong - Nguyên Viện Trưởng viện Dược Liệu Việt Nam. Dây thìa canh có thành phần hoạt chất GS4, giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Trà Dây thìa canh Mộc Can là kết quả của công trình nghiên cứu với sự Cố Vấn là PGS.TS Nguyễn Thượng Dong - Nguyên Viện Trưởng viện Dược Liệu Việt Nam. Dây thìa canh có thành phần hoạt chất GS4, giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Trà Dây Thìa Canh Mộc Can là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, không hóa chất, không chất bảo quản, hương thơm thảo mộc dễ chịu, vị ngọt đơn tính từ cỏ ngọt, không sản sinh năng lượng, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp.
Trà Dây thìa canh Mộc Can chính hãng có tại đây: https://thaoduocmoccan.com/tra-thao-duoc/tra-day-thia-canh-moc-can-8.html
Trà Dây thìa canh Mộc Can chính hãng có tại đây: https://thaoduocmoccan.com/tra-thao-duoc/tra-day-thia-canh-moc-can-8.html
Thảo dược Mộc Can