Sỏi thận là hiện tượng bị lắng cặn muối và khoáng chất bên trong thận. Bệnh có nhiều nguyên nhân và sẽ gây ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của đường tiết niệu, từ thận tới bàng quang.
Vì sao bị sỏi thận
Sỏi thận được hình thành do
- Uống không đủ nước dẫn tới tình trạng nước tiểu bị cô đặc lại, nồng độ các tinh thể bị bão hòa trong nước tiểu
- Dị dạng bảm sinh hoặc nước tiểu không thể thoát ra ngoài bị tích tụ lâu dần tạo thành sỏi
- Người gặp các vấn đề như phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị động lại ở khe kẽ
- Nằm một chỗ trong thời gian dàn
- Nhiễm trùng vùng sinh dụng không được điều trị dứt điểm
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học, sử dụng nhiều oxalat, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamid, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophylin, vitamin D, vitamin C… cũng có thể gây sỏi thận.
Cách điều trị bệnh sỏi thận
Tùy thuộc vào loại, kích thước sỏi và mức độ nhiễm trùng để có phương pháp điều trị bệnh thích hợp.
Với những trường hợp sỏi nhỏ với ít triệu chứng thì có thể điều trị bằng thuốc giảm đau hoặc uống nhiều nước để loại, thải sỏi ra ngoài.
Trong trường hợp, sỏi có gây đau hoặc tắc/giảm chức năng thận, dẫn tới chảy máu hoặc nhiễm trùng cần phương pháp điều trị tích cực hơn như:
- Tán sỏi ngoài cơ thể. Đây là phương pháp sử dụng máy tán sỏi để loại bỏ sỏi ra ngoài cơ thể. Những tia sóng xung kích có tác dụng phá bề mặt sỏi, làm sỏi vỡ vụn và từ đó đào thải ra ngoài cơ thể qua đường tiểu. Cách điều trị này thường áp dụng cho bệnh nhân sỏi khoảng < 2cm.
- Tán sỏi thận qua da. Bác sĩ sẽ áp dụng thủ thuật để tạo đường hầm vào thận, đưa ống nội soi vào tiếp cận sỏi. Đồng thời dùng tia laser hoặc khí nén để làm vỡ sỏi và sau đó lấy sỏi ra ngoài. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân có sỏi cứng, sỏi có kích thước lớn…
- Tán sỏi qua nội soi niệu quản. Với phương pháp này, chuyên gia sẽ đưa ống soi mềm thông qua đường tiểu lên niệu quản vào các đài thận và tiến hành tán vụn sỏi… Đây là cách có thể chữa sỏi thận hiệu quả mà có thể bảo tồn chức năng thận hiệu quả.
- Phẫu thuật. Những bệnh nhân có sỏi to, sỏi phức tạp sẽ được áp dụng phương pháp mổ nội soi sau phúc mạc lấy sỏi hoặc mổ mở để lấy sỏi.
Phòng ngừa bệnh sỏi thận
- Nên uống nhiều nước
Uống nhiều nước trong ngày và vào ban đêm trước khi đi ngủ để cơ thể vẫn giữ đủ nước trong cả 24 giờ. Uống nước là cách đơn giản nhất để bù lại lượng nước bị hao hụt khỏi cơ thể (thông qua nước tiểu, mồ hôi).
Cơ thể đủ nước cũng sẽ giúp thận và gan lọc những chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận dẫn đến sỏi.
- Nên uống nước chanh
Sỏi thận được hình thành khi các thành phần của nước tiểu là chất lỏng, khoáng sản và axit bị mất cân bằng. Nghĩa là lúc này hàm lượng các chất như oxalat, canxi và axit uric trong nước tiểu rất nhiều. Bình thường, các chất này có thể được hòa tan bởi các chất lỏng hoặc chất citrate. Khi không được hòa tan, chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành sỏi ở thận.
Nước chanh giúp nâng cao mức citrate trong nước tiểu nên có thể giúp phòng ngừa sỏi oxalat canxi, cũng như sỏi axit uric.
- Sử dụng Trà an thận Mộc Can
- Cần cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalate
Oxalat là loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Soda, trà đá, sô cô la, cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt là những loại thực phẩm chứa nhiều oxalat. Cắt giảm các loại thực phẩm này chính là cách đơn giản để phòng bệnh sỏi thận.
- Cần giảm lượng muối ăn hàng ngày
Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận.
- Nên cắt giảm lượng caffeine
Nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, thức uống chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá vì chúng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bị mất nước ngay cả khi người bệnh nghĩ rằng mình vẫn bổ sung nước đầy đủ. Mất nước chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến bệnh sỏi thận.
- Nên kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá
Những thực phẩm này chứa nhiều purin, đó là những chất tự nhiên chuyển hóa hoặc phân hủy thành axit uric trong nước tiểu và góp phần hình thành sỏi thận. Hạn chế ăn các thực phẩm thịt, trứng và cá… sẽ giảm nguy cơ hàm lượng axit uric trong nước tiểu nên cũng phòng được bệnh sỏi thận.
- Cần kiểm soát cân nặng
Việc tập thể dục để giảm cân và duy trì sức khỏe là hết sức cần thiết. Nó không những giúp tránh được tình trạng béo phì mà còn giảm các nguy cơ bệnh tật khác như: bệnh thận niệu, tiểu đường, huyết áp cao…