Với bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp, việc điều trị bằng thuốc được chứng minh mang lại hiệu quả, giúp kiểm soát huyết áp ổn định. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại thuốc đặc trị, thuốc điều trị tăng huyết áp luôn tiềm ẩn tác dụng phụ, một số gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe nếu không có sự tư vấn và liều lượng phù hợp của bác sĩ.
Một số loại thuốc điều trị cao huyết áp và tác dụng phụ
Thuốc lợi tiểu (diuretics)
- Khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn mức bình thường
- Cơ thể thiếu hụt kali do đào thải theo nước tiểu, làm suy yếu các chi và khó khăn trong vận động
- Một vài trường hợp hiếm hoi có thể gây rối loạn cương dương.
Thuốc chẹn beta (beta blocker)
- Gây mất ngủ
- Cảm thấy cóng ở tay chân
- Xuất hiện các triệu chứng của bệnh suyễn
- Tác động tiêu cực tới mẹ đang mang thai
- Một vài trường hợp hiếm hoi gây rối loạn cương dương
Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
- Ho khan kéo dài
- Gây ngứa, mẫn cảm trên da
- Xuất hiện cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng
- Tác động xấu tới phụ nữ mang thai
Thuốc đối kháng canxi (calcium channel blocker)
- Gây tình trạng chóng mặt, nhức đầu
- Người bệnh dễ bị táo bón
- Xuất hiện cảm giác hồi hộp, lo âu
- Một số bị sưng mắt cá chân và bàn chân
Thuốc đồng vận trung ương (central agonist)
- Có thể gặp hiện tượng choáng váng, mất định hướng đột ngột khi thức dậy do dễ bị thiếu máu
- Chứng táo bón, sốt, khô miệng và luôn có cảm giác thèm ngủ
- Một vài trường hợp gây rối loạn cương dương.
Hạn chế tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh cao huyết áp
Thông thường, bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh cao huyết áp nên trao đổi kỹ trong suốt tiến trình dùng thuốc, đặc biệt là khi xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc.
Ngoài ra, một số cách can thiệp hiệu quả bao gồm:
- Chế độ ăn nhiều chất xơ (rau củ quả tươi), uống nhiều nước và thường xuyên vận động để phòng tránh việc cơ thể mất nước, giảm kali và táo bón.
- Xây dựng thời khóa biểu sinh học cho cơ thể một cách khoa học với việc nghỉ ngơi đầy đủ và đúng giờ
- Khi nghỉ ngơi đầy đủ và thức dậy đúng cách, không ngồi dậy đột ngột, không bật dậy để tránh tình trạng thiếu máu lên não, choáng váng, mất phương hướng
- Nên tắm nước ấm, không tắm nước lạnh, rất dễ dẫn tới đột quỵ
- Chườm túi đá lên các chỗ bị đau và tập thở đều nhằm giảm cơm đau đầu, chóng mặt.
- Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để tránh các hiện tượng như thường xuyên buồn ngủ hoặc đi tiểu liên tục vào ban đêm
- Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên giúp ổn định huyết áp, như trà giảo cổ lam mộc can.
Sản phẩm là kết quả của công trình nghiên cứu với sự Cố Vấn là PGS.TS Nguyễn Thượng Dong - Nguyên Viện Trưởng viện Dược Liệu Việt Nam. Giảo cổ lam là một loại thuốc quý được ví như Nhân sâm, có tác dụng ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
Trà Giảo Cổ Lam Mộc Can với hương thơm thảo mộc tự nhiên, vị ngọt đơn tính từ cỏ ngọt dễ uống, đặc biệt không sinh năng lượng, rất tốt cho các bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, người có bệnh lý tim mạch...
Thảo dược Mộc Can