Tiểu đường để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt đối với bàn chân. Thông thường, người bệnh tiểu đường khi bị tổn thương dẫn đến loét bàn chân có nguy cơ bị cắt cụt chi cao gấp 10-15 lần so với người bình thường. Tuy nhiên, hầu hết các thương tổn này đều có thể phòng ngừa nếu người bệnh biết cách chăm sóc biến chứng bàn chân một cách hợp lý, khoa học.
Nguyên nhân gây ra các biến chứng bàn chân ở người tiểu đường
Việc tổn thương thần kinh ngoại biên có thể xảy ra ở bất kỳ người bệnh tiểu đường nào, biến chứng tiểu đường làm giảm khả năng cảm nhận cảm giác ở bàn chân. Người bệnh không có cảm giác về độ đau hay cảm nhận nóng, lạnh. Do đó, không kịp thời nhận biết chân đang gặp các thương tổn. Một khi chân đã sưng to lên và nhiễm trùng nặng thì việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Loét bàn chân ở người tiểu đường thường xuất hiện ở đầu các xương bàn chân, ngón chân cái, gót chân hay ở các vết chai trên chân, giữa các ngón chân.
Người bị tiểu đường thường dễ bị xơ vữa động mạch, các mạch máu hẹp hoặc bị tắc làm giảm lượng máu tới chân. Tổn thương mạch máu khiến các vết loét bàn chân khó lành hơn.
Bệnh nhân bị tiểu đường dễ bị nhiễm trùng hơn so với người bình thường do lượng đường trong máu cao làm vi khuẩn phát triển. Lượng máu đến bàn chân kém làm cho các tổn thương ở bàn chân lâu lành hơn. Chỉ cần một vết thương nhỏ cũng có thể dẫn tới nhiễm trùng và loét bàn chân nếu như không được chăm sóc cẩn thận. Nếu nhiễm trùng kết hợp với thiếu máu thì nguy cơ gây cắt cụt chi là rất lớn.
Chai chân thường là dấu hiệu đầu tiên có thể dẫn đến viêm loét bàn chân tiểu đường. nếu vết chai này đỏ và đau, hoặc da chân đổi màu, tiết dịch có mùi hôi… thường là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc bệnh tiểu đường.
Chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường
Việc chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường là rất cần thiết.
Kiểm tra từ trên xuống dưới bàn chân để kiểm tra thường xuyên sớm phát hiện các vết loét. Cần kiểm tra cả những kẽ chân, kẽ móng xem có vết xước, vết chai sạn, vết rộp…Kiểm tra da có bị khô nứt, bị đỏ, nóng hay bị căng khi sờ bất cứ vùng nào của bàn chân
Chân cần được vệ sinh hàng ngày bằng xà phòng và nước ấm một cách nhẹ nhàng, sau đó lau khô, chú ý không cọ xát mạnh. Nên rửa cũng như khử trùng các vết thương bằng muối sinh lý hoặc povidon iod tối thiểu 2 lần một ngày, chú ý nhẹ nhàng, không cọ xát mạnh.
Luôn mang giày dép để tránh đạp lên các mảnh chai, vật sắc nhọn mà người bệnh không nhìn thấy được. Không nên mang dép kẹp vì có thể gây biến chứng loét ở giữa ngón cái và ngón thứ hai. Tránh mang giày quá chật vì dễ gây các vết phồng rộp ở da; luôn mang tất khi cần phải mang giày để tránh phồng chân.
Cần bảo vệ chân an toàn, hạn chế tối đa những tác động từ môi trường làm tổn thương chân, chú ý các vật nhọn, đồ nóng.
Thảo dược Mộc Can