Tiểu đường được biết đến như một “sát thủ thầm lặng” đối với sức khỏe, đồng thời cũng nằm trong danh sách các bệnh gây nguy hiểm đang có xu hướng tăng nhanh và trẻ hóa. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe và còn trực tiếp gây ra những biến chứng nguy hiểm, trong đó phải kể đến các biến chứng về tim mạch. Vậy, với người tiểu đường bị tim mạch thì chế độ ăn có khác gì người tiểu đường thông thường, và cần phải đặc biệt lưu ý những gì hay không?
Với người tiểu đường, chế độ ăn uống và sinh hoạt vô cùng quan trọng và cần chú ý, thì khi bị tim mạch, cần đặc biệt quan tâm hơn nữa.
Cơ chế gây biến chứng tim mạch ở người tiểu đường
Bệnh tiểu đường gây ra những tổn thương ở tế bào nội mạc, khiến chức năng nội mạch máu bị rối loạn. Trong khi đó, lớp nội mạc là lớp tế bào trong cùng của thành mạch, nơi tiếp xúc trực tiếp giữa thành mạch và thành phần của máu. Từ đó, các phân tử cholesterol đi qua lớp nội mạc được dễ dàng hơn, tăng khả năng kết dính và xuyên thành của tế bào bạch cầu và nội mạc khiến xơ vữa động mạch hoặc hình thành nhanh các xơ vữa động mạch.
Khi sự co mạch kết hợp với sự kết dính tế bào tiểu cầu, hình thành lên cục huyết khối làm tắc mạch cấp tính, tạo nên các cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não… gây nguy hiểm tính mạng.
Nguyên lý chung xây dựng chế độ ăn cho người Tiểu đường bị bệnh tim
Chế độ ăn có vai trò cực kỳ quan trọng. Người bệnh cần chọn chế độ ăn uống phù hợp với phong tục tập quán địa phương, sở thích cá nhân mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, kiểm soát tốt đường huyết và đặt cân nặng lý tưởng. Nên hạn chế ăn các thức ăn làm tăng rối loạn mỡ máu gây xơ vữa động mạch. Trong đó, các thức ăn chứa nhiều cholesterol, mỡ bão hòa và đồ chiên là các thức ăn cần tránh đầu tiên.
Một vài lưu ý đối với bệnh nhân Tiểu đường bị bệnh tim mạch
Nên:
- Ăn đúng giờ, ăn điều độ, ăn đủ no, nhai chậm, nhai kỹ
- Ăn 3 bữa chính, chia đều, hạn chế bữa phụ nếu không cần thiết
- Bữa ăn đa dạng các loại thực phẩm,
- Bớt tinh bột, muối, chất béo, đồ chế biến sẵn, thức ăn nhanh
- Tăng các loại rau củ, trái cây
Không nên:
- Ăn theo sở thích rồi uống thuốc, chích thuốc điều trị
- Bỏ bữa và ăn bù vào bữa sau
- Kiêng hoàn toàn chất tinh bột đường
- Kiêng hoàn toàn trái cây
- Ăn đồ hầm, nhừ, nấu ở nhiệt độ cao
Chế độ ăn cho người Tiểu đường bị bệnh tim mạch cần lưu ý:
- Nước: Nên uống từ 1,5 -> 2L nước mỗi ngày. Riêng với bệnh nhân có suy tim nặng nên hạn chế nước dưới 1L/ngày
- Vitamin và khoáng chất: Không cần bổ sung nếu chế độ ăn uống cân đối
- Bia, rượu: Không sử dụng
- Muối: Ăn ít lại, hạn chế sử dụng đồ hộp chứa nhiều muối
- Bột đường: Nên thay thế bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt
- Đạm: Trung bình người nặng 50-60kg cần khoảng 50-60g đạm
- Dầu mỡ: Hạn chế mỡ có nguồn gốc động vật, nên sử dụng các chất béo thực vật lành mạnh, acid béo không no
- Chất xơ: Với lượng rau xanh tối thiểu 300g/ ngày, trái cây tối thiểu 200g/ ngày giúp cơ thể khỏe mạnh.
Tiểu đường kết hợp bệnh tim mạch là bệnh mạn tính cần có sự quyết tâm của người bệnh, với phương pháp điều trị, ăn uống phù hợp kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ khác.
Hi vọng những thông tin trên phần nào giúp xây dựng thực đơn hợp lý dành riêng cho người tiểu đường mắc bệnh tim mạch.
Mộc Can - Tinh hoa Thảo dược Việt
Mộc Can - Tinh hoa Thảo dược Việt