Những thói quen xấu ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Đặc biệt với những người bị tiểu đường, thói quen xấu còn có hại gấp nhiều lần. Tuy nhiên, đã là thói quen thì rất khó có thể ngày một ngày hai sửa được. Để bệnh nhân Tiểu đường tử bỏ thói quen xấu, liệu có dễ?
Tiểu đường - nỗi đau dai dẳng, suốt đời
Tiểu đường là một trong những căn bệnh không thể điều trị dứt điểm, và chỉ có thể ổn định lâu dài khi kết hợp phương pháp điều trị cùng chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thể thao hợp lý. Nó sống cùng người bệnh, dai dẳng, và mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch, tai biến mạch máu não, suy thận….
Người Tiểu đường thường hay mắc các thói quen xấu này.
Rõ ràng, không thể phủ nhận mỗi người đều có những thói quen xấu khác nhau, và ít nhiều chúng gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe
1. Lười tập thể dục được ví như “kẻ giết người thầm lặng”.
Việc ít hoặc không tập thể dục làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch - chuyển hóa như béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
2. Thói quen ăn nhiều chất đường và béo.
Ăn uống vốn là bốn điều đem lại cảm giác sung sướng, hạnh phúc nhất của con người, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta cho phép mình ăn uống không kiểm soát. Với người tiểu đường, chế độ ăn uống có vai trò cực kỳ quan trọng giúp ổn định đường huyết.
Việc ăn uống sai cách, là tiêu thụ quá nhiều thức ăn chứa đường, chất béo, cũng như việc thiếu hụt hẳn thành phần đạm, chất khoáng, yếu tố vi lượng. Việc tiêu thụ các thực phẩm giàu chất đường, béo dễ dẫn đến tình trạng béo phì, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch. Đồng thời, với một thân hình “quá khổ” hẳn sẽ tạo cho người bệnh cảm giác tự ti, càng chán ghét bản thân, dễ rơi vào trạng thái chán nản, lo lắng, và do tinh thần không thoải mái nên tình trạng bệnh sẽ càng nguy hiểm
3. Uống bia rượu như một thói quen
Hẳn, ai cũng biết về tác hại của rượu bia, nhưng nói bỏ không, thì không ai chắc chắn được. Vì thế, người ta mới hay nhắc tới các khái niệm nghiện rượu bia là vậy. Uống bia rượu được ví von như cách đưa chất độc vào cơ thể một cách chậm rãi theo thời gian, với những biểu hiện ban đầu gây hưng phấn tạm thời, để lại lâu dài nhiều hệ lụy cực hại cho sức khỏe, đặc biệt là gan, thận.
Việc tiêu thụ bia rượu khi vượt ngưỡng giới hạn của bản thân sẽ gây mất kiểm soát lý trí, dẫn tới nhiều hậu quả thương tâm như tai nạn giao thông, bạo hành gia đình hoặc thậm chí là án mạng giết người… vì không làm chủ được chính mình
4. Hút thuốc lá ngay cả khi không thèm - vì quen
Không phải bàn cãi về vấn đề tác hại của thuốc lá, vì ngay cả trên bao bì của sản phẩm cũng cảnh cáo tới người dùng, thậm chí với những người không dùng nhưng vô tình phải ngửi khói thuốc, cũng vô cùng nguy hiểm. Nhưng những ai nghiện hút thì vẫn hút.
Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi, nhưng còn có thể khiến phụ nữ có thai bị sảy thai, dị tật thai nhi, sinh non… Có thể khiến trẻ em bị viêm tai, viêm phế quản…
Thay đổi thói quen xấu ở người Tiểu đường, liệu có khó?
Nên nhớ, thói quen không phải được hình thành từ ngày 1 ngày 2, do vậy, để bỏ được thói quen cũng không phải chỉ ngày 1, ngày 2, mà nó là cả một quá trình dài cần sự kiên nhẫn từ chính người bệnh cũng như sự giúp đỡ, động viên, hỗ trợ từ mọi người xung quanh.
Hãy tạo ra cho mình những mục tiêu rõ ràng
- Tập thể dục thường xuyên. Sống ít bệnh tật hơn giúp chúng ta có cơ hội sống lâu hơn, và vì vậy chúng ta có thêm thời gian vui sống bên gia đình và cống hiến cho xã hội.
- Từ bỏ dần thói quen ăn thực phẩm giàu chất đường, béo bằng việc thay thế chúng bằng các món luộc, canh, các loại hạt. Khi thèm đồ ngọt thì thay thế bằng nước lọc. Thường xuyên đọc những tin tức liên quan đến tác hại của béo phì, cũng như tham gia các nhóm chia sẻ kinh nghiệm giảm cân để cùng nhau tạo động lực
- Học dần thói quen từ chối trước những lời mời nhậu nhẹt. Trong trường hợp cần phải uống rượu bia để tiếp khách và không thể từ chối, hãy nhớ uống không quá 2 ly mỗi ngày cho đàn ông dưới 40 tuổi, và 1 ly mỗi ngày nếu đàn ông trên 40 tuổi hoặc phụ nữ.
- Mỗi khi cảm thấy thèm thuốc lá, bạn có thể nhai kẹo cao su không đường, cắt giảm dần dần số lượng thuốc lá hút mỗi ngày cho tới khi ngừng hẳn. Thay vào đó, hãy tập thể dục, tạo lối sống lành mạnh. Hạn chế đến những nơi có nhiều khói thuốc như vũ trường, quán nhậu…
Để hỏi thay đổi thói quen xấu với bệnh nhân tiểu đường có khó không? Câu trả lời chắc chắn là khó. Nhưng không có nghĩa là không thực hiện được. Chỉ cần có quyết tâm, muốn sống khỏe thì nhất định sẽ có thể thay đổi các thói quen xấu và hướng tới lối sống tích cực hơn.
Mộc Can - Tinh hoa Thảo dược Việt