1. Dưỡng chất có trong nước mía
Nước mía chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu: các thành phần chính trong nước mía chủ yếu là canxi, đường saccaro, kẽm, crom, vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, C), chất chống oxy hóa, phytonutrient, chất xơ hòa tan và protein cần thiết khác.
2. Tác dụng của nước mía
- Chống táo bón, ngăn ngừa sỏi thận: Với lượng nước dồi dào, nước mía giúp phòng ngừa và loại bỏ sỏi thận, hỗ trợ chức năng thận.
- Điều chỉnh đường huyết: Mặc dù nước mía chứa nhiều đường nhưng nếu bệnh nhân bị tiểu đường dùng thức uống này với mức độ hợp lý thì có thể kiểm soát được lượng đường huyết, ngăn chỉ số đường huyết tăng vọt hoặc hạ thấp quá nhanh.
- Chống lão hóa: Flavonoid, chất chống oxy hóa và các hợp chất phenolic chứa trong nước mìa sẽ giúp đem lại một làn da mềm mại, tươi sáng và ẩm mịn hơn. Những chất này có tác dụng giảm thiểu các nếp nhăn và dấu hiệu lão hóa sớm trên da.
- Thải độc gan: Hợp chất phenolic và flavonoid chứa trong nước mía có chức năng chống ung thư, kháng viêm, kháng virut, chống oxy hóa và ngăn ngừa dị ứng. Vì vậy, ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan nên uống nước mía thường xuyên để cải thiện tình trạng viêm gan và điều chỉnh sắc tố da.
- Ngăn ngừa ung thư: Nước mía có chứa nhiều canxi, magie,, kali, sắt và mangan nên có tính kiềm. Bên cạnh đó, loại nước này cũng có chứa flavonoid có thể giúp bạn ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là ưng thư tuyến tiền liệt và vú,...
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Nước mía có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày. Kali trong nước mía giúp cân bằng độ pH trong dạ dày, hỗ trợ việc tiết dịch vị tiêu hóa và góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
- Tốt cho răng và xương: Ăn mía không chỉ chắc răng mà mía giàu khoáng chất như canxi và phốt pho nên có thể giúp xương và răng phát triển tốt hơn. Đặc biệt, mía còn giúp củng cố men răng, giảm nguy cơ sâu răng, khắc phục tình trạng hơi thở có mùi...
3. Khi dùng nước mía cần lưu ý những gì?
Vì nước mía chứa một hàm lượng đường khá lớn nên nếu không biết bảo quản đúng cách hoặc để quá lâu ở ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Ngoài ra vì mía có công dụng giải khát cao, tính hàn nên những người hay bị đầy bụng đi phân lỏng, tỳ vị hư yếu và bệnh nhân bị tiểu đường không nên lạm dụng thức uống này.
Khi chế biến mía, bạn nên lựa chọn mía sạch, sau khi ép xong nên dùng ngay và nếu chứa dùng thì phải bảo quản trong hộp kín, cất vào ngăn mát tủ lạnh không quá 1 buổi để tránh làm giảm chất lượng của nước mía.
Nước mía không nên để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc.
4. Những ai không nên uống nước mía
- Người có hệ tiêu hóa kém: Do hàm lượng đường cao nên những người hay bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, lạnh bụng thì không nên uống nước mía thường xuyên. Trường hợp cần thiết thì phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía.
- Người đang sử dụng thuốc: Không uống nước mía khi đang dùng những loại thuốc bổ hay thuốc chống đông máu để tránh gây tương tác thuốc.
- Người đang ăn kiêng: Muốn giảm cân cần uống nước mía có chừng mực vì nước mía nhiều năng lượng. Nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.
- Phụ nữ mang thai cùng không nên uống quá nhiều nước mía, dễ gây nhiễm trùng hoặc tiểu đường thai kỳ.
Thông tin tham khảo: tuoitreonline
-------------------------
Công Ty Cổ Phần Thảo Dược Mộc Can.
Văn Phòng GD 01: Số 21/71 phố Đỗ Quang, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Văn Phòng GD 02: Số 30/23 phố Đỗ Quang, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Hotline: 0862.162.886 - 0862.632.886
Văn Phòng GD 02: Số 30/23 phố Đỗ Quang, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Hotline: 0862.162.886 - 0862.632.886
Website: Thaoduocmoccan.com