Chú em năm nay 43 tuổi, bị tiểu đường tuýp 1 đến nay là được 7 năm. Năm đầu phát hiện bệnh, người chú rất gầy do kiêng khem đủ thứ. Dạo gần đây, em có hỏi thăm tình hình sức khỏe của chú thì chú nói mấy năm nay đã tăng được cân và duy trì cân nặng trong khoảng 59kg (chú cao 1m66). Em hỏi chú: “ Cháu đọc trên mạng thấy các cô chú bị tiểu đường kiêng nhiều thứ nên người nhìn thiếu sức sống lắm ạ. Chú xây dựng chế độ ăn như thế nào để tăng cân được ạ?”
Chú kể: “ Khi đường không ổn định, càng ăn đồ nhiều chất như nội tạng động vật, hải sản... thì càng không lên cân được. Đường ổn định, ăn uống bình thường sẽ tăng cân. Tiêu chuẩn của chú là HẠN CHẾ CÀNG NHIỀU TINH BỘT CÀNG TỐT. Chú xây dựng chế độ ăn của người bị tiểu đườngtheo tư vấn của bác sĩ thăm khám. Những ai bị nặng thì cần ăn thêm 2-3 bữa phụ ngoài 3 bữa chính, còn chú thì ít khi ăn bữa phụ…”
3 bữa chính của chú bao gồm:
- 7h sáng: 1 bát phở hoặc 1 bát bún
- 11h30 trưa: 1 lưng bát cơm + ăn nhiều rau xanh luộc ( như rau cải, rau muống, rau mồng tơi, bí xanh…) + Protein ( thịt nạc hoặc thịt gà bỏ da). Ai có điều kiện ăn gạo lứt thì tốt hơn do gạo lứt chứa ít tinh bột. Tôm, cá có thể ăn nhưng nên hạn chế.
- 19h tối ( ăn ít hơn buổi trưa): 1 lưng bát cơm + rau xanh luộc + 1 ít protein
Các loại thực phẩm dành cho chế độ ăn của người bị tiểu đường ở hình ảnh bên dưới, em tham khảo từ chú và viết lại.
Bữa phụ tùy người bệnh nặng/ nhẹ phân chia cho hợp lý. Đến nay, thỉnh thoảng chú ăn 2 bữa phụ trong ngày vào 9h sáng và 21h tối để tránh lượng đường bị giảm trong khi ngủ. Bữa phụ ăn hoa quả là chính như ổi, bưởi, cam.... Tránh ăn loại nhiều đường như nhãn, vải…
Khi xuất hiện các triệu chứng như tụt huyết áp, người vã mồ hôi, tay chân tê bì chứng tỏ đường đang bị hạ. Vì đã bị tiểu đường lâu năm nên chú dễ dàng cảm nhận được triệu chứng đang đến. Chú kiểm soát bằng cách ăn ngay 1 chiếc kẹo gừng hoặc 1 cái bánh quy để đưa đường về ổn định. Lúc đấy các triệu chứng sẽ giảm dần.
Khi xuất hiện các triệu chứng như tụt huyết áp, người vã mồ hôi, tay chân tê bì chứng tỏ đường đang bị hạ. Vì đã bị tiểu đường lâu năm nên chú dễ dàng cảm nhận được triệu chứng đang đến. Chú kiểm soát bằng cách ăn ngay 1 chiếc kẹo gừng hoặc 1 cái bánh quy để đưa đường về ổn định. Lúc đấy các triệu chứng sẽ giảm dần.
Ngoài ra chú còn sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Đo vào lúc đói và một ngày đo 4 lần: sáng chưa ăn, gần 11h trưa, 5h chiều và trước khi đi ngủ (9h tối). Theo bác sĩ tư vấn nên đo hàng ngày nhưng chú hơi bận, cách 2 ngày mới đo 1 lần.
Trên đây là Chế độ ăn của người bị tiểu đường 7 năm. Đôi khi chú đi ăn uống với bạn bè có uống rượu bia nhưng cũng rất giữ chừng mực.
Em rất khâm phục các cô chú luôn sống tích cực và giữ vững 1 chế độ ăn trong nhiều năm. Bọn trẻ chúng em cần học hỏi các cô chú nhiều hơn để luôn có một sức khỏe dồi dào.
Theo Nhung Nguyen/ Hội những người mắc bệnh tiểu đường