Những người nghiện rượu và thuốc lá đều có chung “lý luận”: “Ai khác uống rượu bia, hút thuốc lá thì bệnh chứ tôi thì không, vì tôi vẫn khỏe mạnh, vẫn làm việc tốt.” Ấy, cứ như thể bia rượu thuốc lá nó trừ mình ra. Và khó có mấy ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn của những thứ “nguy hiểm chết người” này.
Cơ quan Quốc tế nghiên cứu về Ung Thư (IARC) xếp rượu vào nhóm 1 - nhóm các chất gây ung thư ở người. Rượu làm chuyển hóa ethanol để tạo ra acetaldehyde - chất gây ung thư. Rượu có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bệnh ung thư ở cấp độ di truyền, bằng cách ảnh hưởng đến các gen gây ung thư trong giai đoạn đầu, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy sự xâm lấn các tế bào ung thư, tăng nguy cơ mắc các bệnh như: Ung thư miệng, họng, thanh quản, thực quản, ung thư gan…
Trong khi đó, khói thuốc lá có trên 7000 hóa chất, và có ít nhất 250 hóa chất được biết đến là có hại, bao gồm hydro xyanua, carbon monoxide, amoniac…. Hít phải khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, đặc biệt các vấn đề về tim mạch và ung thư phổi. Không chỉ người hút thuốc, những người xung quanh cũng vô tình trở thành nạn nhân khi hít phải khói thuốc. Người ta gọi đây là trường hợp hút thuốc lá thụ động.
Uống rượu bia, hút thuốc lá có hại là vậy. Nhưng, với những người đã hút thuốc lá, uống bia rượu lâu năm thì thật khó để nói bỏ là bỏ ngay được. Cần phải có sự quyết tâm rất lớn.
Cần cam kết từ bỏ
Nên ghi chép lại những ảnh hưởng tiêu cực của bia rượu hay thuốc lá. Nó giống như một lời nhắc nhở về lý do bạn từ bỏ. Hãy để ở những nơi bạn dễ dàng nhìn thấy và việc này giúp duy trì ý thức trong bạn về việc cần phải thực hiện nghiêm túc việc này.
Tìm ra tác nhân kích hoạt
Cũng nên ghi lại những thời điểm bạn thường xuyên hút thuốc lá hoặc uống bia rượu và nhật ký, ghi nhận cảm xúc của bản thân hoặc tình huống diễn ra trước khi bạn sử dụng thuốc lá hay bia rượu.
Đồng thời, tránh xa các tình huống kích hoạt những hoạt động này, giữ tinh thần luôn tỉnh táo, thoải mái để không phải tìm đến chất kích thích như một phương pháp giải tỏa tâm trạng.
Xác định rõ mục tiêu, định hướng
Bạn nên đề ra cho mình một khoảng thời gian nhất định cho kế hoạch từ bỏ bia rượu, thuốc lá, hoặc ngừng sử dụng hoàn toàn, hoặc từ từ giảm dần và tới mức không còn thấy chúng cần thiết trong cuộc sống nữa. Có rất nhiều lý do cho sự quyết tâm này, do sức khỏe chính mình và người thân, do yếu tố môi trường hay bất kỳ một lý do nào khác.
Từ bỏ thói quen xấu thành công sẽ mang lại cuộc sống không phụ thuộc, giúp bạn không chỉ có sức khỏe tốt mà còn thoải mái, tự do trong công việc và cuộc sống.
Mộc Can - Tinh hoa Thảo dược Việt