Thuốc khi đưa vào cơ thể sẽ được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận. Do vậy, hai cơ quan này cũng bị ảnh hưởng không nhỏ khi bệnh nhân phải dùng thuốc, đặc biệt với bệnh nhân phải sử dụng thuốc liên tục trong thời gian dài.
Tác động của thuốc tới gan
Một trong những chức năng chính của gan là chuyển hóa các chất được đưa vào cơ thể qua đường miệng. Chúng có thể bao gồm: Thức ăn, rượu, thuốc, thảo dược… Quá trình chuyển hóa và đào thải thường diễn ra trong cơ thể và không gây hại cho gan. Thuốc uống trước khi được đưa ra tiêu dùng đều được kiểm nghiệm cẩn thận để bảo đảm không ảnh hưởng.
Mặc dù vậy, trong một vài trường hợp, thuốc vẫn có thể gây hại cho gan. Hiếm gặp là các phản ứng dị ứng thuốc trên người. Những người mắc bệnh về gan sẽ có nguy cơ tổn thương gan cao hơn khi dùng thuốc. Loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất và cũng biến đến nhiều nhất là có thể gây hại cho gan là paracetamol. Thuốc này thường có sẵn trong tủ thuốc gia đình mà không cần toa bác sĩ. Đây cũng là thành phần không thể thiếu trong đơn thuốc cảm lạnh hoặc cúm được bán tại các nhà thuốc.
Thực tế, paracetamol khi được sử dụng theo chỉ dẫn cực kỳ an toàn đối với ngay cả người có bệnh về gan, thậm chí người xơ gan giai đoạn cuối. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều cùng lúc hoặc dùng liều cao liên tục trong vài ngày có thể gây tổn thương cho gan. Điều quan trọng là bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của tất cả các loại thuốc kê đơn và không kê đơn bạn đang dùng.
Thuốc có tác động tới thận
Thận có vai trò quan trọng đối với cơ thể, là cơ quan tạo thành và bài xuất nước tiểu loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và duy trì sự sống. Đồng thời, thận cũng đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng khác thông qua các cơ chế chủ yếu là:lọc máu ở cầu thận, tái hấp thu nước, bài tiết ở ống thận, sản xuất một số chất trung gian giúp hỗ trợ chức năng nội tiết, tham gia vào quá trình điều hòa huyết áp, tạo hồng cầu giúp không bị thiếu máu.
Chính vì vậy, khi sử dụng thuốc tây thì thận phải hoạt động nhiều hơn để thực hiện vai trò lọc các chất độc hại, các hóa chất ra khỏi cơ thể, điều này trong thời gian dài dẫn tới chức năng thận suy giảm, chứng thận yếu thận hư, là tiền triệu của nguy cơ suy thận. Một số nhóm bệnh đặc biệt phải dùng thuốc tây nhiều và trong thời gian dài thậm chí cả đời như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu… dẫn tới tình trạng chức năng thận suy giảm nhanh chóng.
Để phòng tránh tác hại của thuốc đối với thận, điều quan trọng nhất là không tự động mua thuốc để tự điều trị, đặc biệt với người đã và đang mắc bệnh về thận, trẻ nhỏ, người cao tuổi. Cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ
Ngoài ra, để bảo vệ gan, thận, bạn có thể lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thay vì hóa chất, sẽ làm giảm tác hại hoặc an toàn hơn cho gan, thận. Nếu có các bệnh lý mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường… cũng nên dùng các loại thảo dược giúp ổn định đường huyết, ổn định huyết áp mà không cần phải quá phụ thuộc vào thuốc tây.
Bên cạnh đó, việc bổ sung đủ nước hàng ngày, ăn thêm rau, trái cây, nhất là khi đang dùng các loại thuốc Tây để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Thảo dược Mộc Can