1. Luôn giữ ấm bàn tay
Bàn tay là nơi tiếp xúc với các đồ vật và nhiệt độ thấp của thời tiết nhiều nhất chính vì vậy đây cũng là bộ phận cần lưu ý nhất. Khi kiểm tra đường huyết vào mùa đông, bạn nên tránh để tay quá lạnh, tốt nhất nên duy trì cho bàn tay ấm, nếu bàn tay cóng tốt nhất nên làm ấm dần, như vậy chỉ số đo được mới chính xác. Nếu bạn ở ngoài trời khá lâu, các đầu ngón tay thường đỏ hoặc rát gây ngứa, việc này cũng không tiện cho quá trình đo đường huyết.
2. Đảm bảo an toàn cho các dụng cụ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Mỗi người bệnh tiểu đường luôn có những thiết bị đi kèm để kiểm soát đường huyết bao gồm máy đo đường huyết, insulin… Tuy nhiên và mùa đông, hầu hết các đồ dùng cũng như con người cũng thường ở trong nhiệt độ thấp, vì vậy nếu có thể bạn nên lưu ý bảo quản các thiết bị ở nhiệt độ ổn định. Tốt nhất nên giữ máy kiểm tra đường huyết tránh xa các điều kiện môi trường lạnh để tránh tình trạng cho ra kết quả không chính xác.
3. Chú ý đến đôi bàn chân
Trong số các biến chứng của tiểu đường có một biến chứng thường xuyên gây tác động và biểu hiện rõ nhất đó là bị thương ở chân. Đặc biệt người bị tiểu đường bị thương ở chân thường không có cảm giác đau rõ rệt, các vết rách, tổn thương cũng khó kiểm soát và điều trị hơn. Hơn nữa, trong mùa đông, độ ẩm cũng có xu hướng giảm xuống, dẫn đến khô da, chính vì vậy, người bị bệnh tiểu đường nên kiểm soát việc dưỡng ẩm cho chân. Nên sử dụng các đôi giày vừa vặn, chất liệu khô thoáng nhưng giữ ấm. Khi chức năng tuần hoàn của người bệnh bị giảm, sẽ rất khó để cảm nhận được nhiệt độ.
4. Kiểm soát các vấn đề về tinh thần
Việc ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cũng như không vận động điều chỉnh sức khỏe tinh thần có thể khiến bệnh nguy hiểm hơn. Nếu bạn cảm nhận bản thân gặp vấn đề về tinh thần hoặc đã có tiểu sử về bệnh trầm cảm, bạn nên nói chuyện với các chuyên gia về sức khỏe tâm thần sớm, vào khoảng tháng 10 hàng năm, để đưa ra được kế hoạch điều trị phù hợp cho bạn.
5. Cố gắng duy trì luyện tập
Vào mùa đông tất cả mọi người sẽ có xu hướng lười vận động hơn và điều này có thể sẽ khiến đường huyết tăng cao. Tốt nhất không nên dừng vận động dù nhiệt độ như thế nào. Bạn có thể đi bộ trong nhà hoặc luyện tập theo các hướng dẫn trên mạng để vẫn có thể tập luyện thể thao hàng ngày. Bạn cũng có thể chia nhỏ thời gian luyện tập của mình ra, 10 phút vào buổi sáng và 10 phút vào buổi tối. Miễn là bạn không ngừng hẳn việc luyện tập trong mùa đông, còn luyện tập với hình thức nào, thời gian ít hay nhiều đều tốt cả.
6. Dự phòng nhiễm trùng
Đối với bệnh tiểu đường, khi bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm đôi khi sẽ gây ra một số tác động đến sức khỏe. Đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng có thể dự phòng được như cúm hay viêm phổi có thể sẽ diễn biến rất nhanh, và trong một số trường hợp, có thể dẫn đến nhiễm xeton axit. Do vậy, với người tiểu đường, vào mùa đông chính là tránh tiếp xúc với những người bị ốm và thường xuyên rửa sạch tay để dự phòng các bệnh dễ lây nhiễm.
7. Sử dụng Trà thìa canh Mộc Can
Việc duy trì đều đặn thói quen uống Trà dây thìa canh Mộc Can hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, giúp hạ và ổn định đường huyết an toàn, duy trì chỉ số đường huyết ở mức an toàn mà không cần quá lạm dụng tân dược cũng như các sản phẩm hỗ trợ khác.
Thông tin TRÀ DÂY THÌA CANH MỘC CAN
Hãy chăm sóc sức khỏe hàng ngày bạn nhé!
------------------------------
7. Sử dụng Trà thìa canh Mộc Can
Việc duy trì đều đặn thói quen uống Trà dây thìa canh Mộc Can hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, giúp hạ và ổn định đường huyết an toàn, duy trì chỉ số đường huyết ở mức an toàn mà không cần quá lạm dụng tân dược cũng như các sản phẩm hỗ trợ khác.
Thông tin TRÀ DÂY THÌA CANH MỘC CAN
Hãy chăm sóc sức khỏe hàng ngày bạn nhé!
------------------------------
Công Ty Cổ Phần Thảo Dược Mộc Can.
Văn Phòng GD: Số 21/71 phố Đỗ Quang, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Hotline: 0862.162.886 - 0862.632.886
Website: Thaoduocmoccan.com