Người bệnh tăng huyết áp được khuyến cáo hết sức thận trọng trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng.
PGS.TS. Nguyễn Đức Hải (BV Trung ương quân đội 108) cho biết, nắng nóng sẽ gây nên các tác động tới huyết áp, đó là gây giãn mạch, ra nhiều mồ hôi gây mất nước và điện giải. Sự chênh lệch đột ngột giữa nhiệt độ trong nhà (vốn hay mở máy điều hòa) và ngoài trời (đang nắng nóng) khiến sự co, giãn của mạch máu cũng bị thay đổi đột ngột, làm ảnh hưởng đến sự ổn định của huyết áp.
Các tác động này đều dẫn đến nguy cơ hạ huyết áp quá mức, nhất là các bệnh nhân có nguy cơ hạ huyết áp tư thế, đặc biệt người cao tuổi. Hạ huyết áp quá mức dẫn đến thiếu máu nội tạng, nhất là thiếu máu não dẫn đến ngất xỉu, thậm chí tai biến. Chưa kể còn một nguy cơ khác là đang nóng (gây giãn mạch) lại vào lạnh (như vào phòng, vào xe ô tô có điều hòa) gây co mạch đột ngột. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp thường có thành mạch “giòn” nên sẽ dễ tổn thương.
Bổ sung đủ nước
Vào mùa nắng nóng, sự bài tiết mồ hôi của cơ thể theo đó tăng lên, khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng thiếu nước và các chất điện giải. Vì vậy, một điều quan trọng đối với người bệnh cao huyết áp đó là bổ sung đủ lượng nước trong ngày, và đều đặn.
Thức uống tốt nhất cho người bệnh vẫn là nước lọc, ngoài ra có thể bổ sung thêm trà xanh, trà thảo mộc, trà gạo lứt rang, hoặc một số loại sữa không béo, … Người bệnh nên tránh sử dụng các chất kích thích, đồ uống nhiều đường hay nước có gas, sẽ không tốt cho tim mạch và huyết áp.
Bên cạnh đó, việc sử dụng Trà Giảo Cổ Lam Mộc Can với khoảng 2-3 túi lọc pha với 1 - 1,5L nước uống trong ngày đang là một phương pháp thiên nhiên an toàn được nhiều người cao huyết áp sử dụng, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, ổn định huyết áp hiệu quả.
Tránh việc hoạt động ngoài trời quá lâu
Một số bệnh nhân có dấu hiệu đỏ ửng mặt, khuôn mặt trở nên đơ cứng, và nóng bừng. Đây là hiện tượng mà tim phải làm việc nhiều dưới áp lực của trời nắng nóng. Một điểm khác là khi hoạt động ngoài trời nắng nóng lâu, người bệnh cao huyết áp dễ bị giãn mạch quá mức dẫn đến tụt huyết áp. Nếu có công việc phải ra ngoài, bạn hãy chọn thời điểm phù hợp tốt cho sức khỏe nhất, có thể là lúc sáng sớm lúc trời đang còn mát dịu hoặc lúc chiều khi trời đã tắt nắng. Dân văn phòng đang ở trong phòng điều hòa cũng không nên ra ngoài nắng đột ngột, tránh trường hợp huyết áp tăng cao nguy hiểm.
Vận động hợp lý
Vào mùa hè chúng ta cần vận động nhiều hơn mùa lạnh, như vậy sẽ giữ được sức khỏe. Và đối với người bệnh cao huyết áp, việc vận động là cực kì cần thiết, giúp cho mạch máu co giãn và đàn hồi tốt, giúp tăng tính bền của thành mạch máu. Máu được lưu thông tốt thì sức khỏe của người bệnh qua đó cải thiện nhanh chóng.
Không tắm nước quá lạnh
Vì thời tiết nắng nóng gây khó chịu, nhiều người bệnh chọn cách tắm bằng nước lạnh để thư giãn. Tuy nhiên cách làm này gây tác dụng phụ không tốt lên sức khỏe, đặc biệt có thể dẫn đến tai biến.
Khi tắm bằng nước lạnh, các mạch máu co lại, làm cho áp lực lên thành mạch tăng cao từ đó tăng huyết áp.
Không để điều hòa ở nhiệt độ quá thấp
Để có cảm giác mát mẻ dễ chịu khi nắng nóng, nhiều người bệnh cao huyết áp chỉnh nhiệt độ phòng xuống mức rất thấp. Tương tự như khi tắm bằng nước lạnh, mạch máu đang co giãn ở trạng thái bình thường, gặp nhiệt độ thấp co lại đột ngột, có khả năng làm tăng huyết áp.
Ngoài ra, hạn chế ăn muối, bột ngọt, các nước chấm mặn. Tránh thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ động vật. Tốt nhất là sử dụng thực phẩm hấp, luộc. Ăn nhiều rau quả xanh, trái cây để cung cấp chất xơ cho cơ thể. Đồng thời, bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu và tránh các chất kích thích như cà phê...
Với một số điểm lưu ý cơ bản trên đây, người bệnh nhân cao huyết áp hoàn toàn có thể kiểm soát tốt sức khỏe của mình ngay cả khi thời tiết đang rất nắng nóng.
Mộc Can - Tinh hoa Thảo dược Việt