Những thực phẩm có hàm lượng protein và sắt cao giúp ngăn ngừa thiếu máu và tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể sớm phục hồi khi mắc bệnh sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết lây lan qua vết cắn của muỗi bị nhiễm bệnh, chủ yếu là Aedes. Các triệu chứng bao gồm từ sốt, đau nhức cơ thể, buồn nôn, nôn, phát ban cho đến đau nhức…
Trong trường hợp gặp phải bất kỳ triệu chứng nói trên, điều quan trọng là phải đi xét nghiệm. Tiểu cầu phải được theo dõi và nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, người bệnh phải nhập viện ngay lập tức.
Người bệnh sốt xuất huyết cần cung cấp đủ nước và dinh dưỡng. Chú ý các nhóm thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn khi mắc bệnh sốt xuất huyết cần đáp ứng việc cải thiện tiểu cầu, tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra còn có những thực phẩm nên tránh khi bị sốt xuất huyết.
Thực phẩm nên ăn, uống khi mắc sốt xuất huyết
Trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết, nên kết hợp các loại thực phẩm vào chế độ ăn uống để nhanh phục hồi sức khỏe như uống nhiều nước, ăn các thực phẩm giàu sắt, protein, các vitamin như A, C, K…
Uống nhiều nước hoặc chất lỏng: Uống nhiều chất lỏng và nước là cần thiết để cung cấp nước cho cơ thể, duy trì sự cân bằng nước và điện giải, uống ít nhất 3 lít (khoảng 12 cốc) chất lỏng mỗi ngày. Dùng các thức uống pha chế ấm, trà thảo dược, ăn cháo, súp.
Cùng với những chất lỏng nóng này, những chất lỏng lạnh như nước chanh, sữa, nước dừa, nước cam… đều có lợi cho việc cải thiện số lượng tiểu cầu. Những đồ uống này có tác dụng bù nước, giúp duy trì cân bằng điện giải, giải độc cơ thể và rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Một số loại trà như trà hoa cúc và trà bạc hà cũng có thể có lợi trong việc kiểm soát các triệu chứng liên quan đến sốt xuất huyết như buồn nôn, nhức đầu, đau nhức cơ thể.
Trái cây: Bổ sung thêm các loại trái cây như cam, quýt, lê, mận, đào, đu đủ, táo, dưa hấu, chuối, xoài, lựu để hỗ trợ nhu cầu đáp ứng các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, chất chống oxy hóa và chất xơ. Những loại trái cây này cải thiện tiêu hóa, duy trì hệ thực vật đường ruột và kích hoạt phản ứng miễn dịch.
Rau: Thêm nhiều loại rau có màu sắc khác nhau như củ cải, cải xoăn, cà rốt, rau diếp, rau bina… vào chế độ ăn uống thường xuyên giúp thúc đẩy sức khỏe đường ruột và hoạt động miễn dịch tốt. Nhiều loại vitamin có trong các loại rau có màu sắc khác nhau như vitamin A, C cùng với các khoáng chất như kẽm, magie… là những chất chống oxy hóa tốt và tăng khả năng miễn dịch.
Gia vị: Các loại gia vị, thảo mộc như nghệ, gừng, tỏi, quế, bạch đậu khấu và hạt nhục đậu khấu có tác dụng chống viêm, kháng nấm, kháng virus, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch. Bổ sung các loại gia vị này vừa đủ vào công thức nấu ăn thường xuyên để nâng cao sức khỏe tổng thể.
Quả hạch: Các loại hạt chứa nhiều protein, chất béo lành mạnh, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Probiotic: Bổ sung men vi sinh trong chế độ ăn uống như sữa chua, phomai kefir, kombucha và đậu nành. Probiotic chứa nhiều vi khuẩn tốt hoạt động trên hệ tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch.
Protein: Một số thực phẩm giàu protein tốt cho người bị sốt xuất huyết như trứng, sữa, phomai và các sản phẩm từ sữa. Bên cạnh đó, các thực phẩm như thịt thăn bò, thịt gà, thịt vịt, cá cũng là nguồn cung cấp các dưỡng chất tốt và cần thiết cho người bệnh.
Chế độ ăn nhiều calo: Thực phẩm giàu năng lượng như gạo, khoai tây, sữa… rất cần thiết để cung cấp nhu cầu calo đầy đủ giúp lấy lại sức mạnh và năng lượng bị mất do nhiễm trùng.
Những thực phẩm kể trên rất giàu protein và sắt là những chất dinh dưỡng cần thiết để ngăn ngừa thiếu máu. Sốt xuất huyết thường dẫn đến giảm tiểu cầu và huyết sắc tố do xuất huyết, đó là lý do tại sao việc tiêu thụ những thực phẩm này lại quan trọng với sức khỏe người bệnh.
--------------------------
Công Ty Cổ Phần Thảo Dược Mộc Can.
Văn Phòng GD: Số 21/71 phố Đỗ Quang, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Hotline: 0862.162.886 - 0862.632.886
Website: Thaoduocmoccan.com