Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn mức bình thường. Nếu không có chế độ sinh hoạt hợp lý và được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tạo ra nhiều biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, việc kiêng khem quá mức cũng gây nên những tác hại xấu đối với sức khỏe.
Mắc bệnh tiểu đường không đồng nghĩa với việc phải cắt bỏ hoàn toàn đồ ngọt khỏi chế độ ăn uống.
Chú Trung, 55 tuổi ở Hà Nội bị tiểu đường đã 2 năm nay. Nghe nhiều người khuyên trong chế độ ăn nên giảm bột, béo, đường nên chú thường nhịn ăn hoặc ăn rất ít. “Lúc trước ăn 3 bát cơm thì nay chỉ dám ăn 1 bát. Trong suốt thời gian bệnh tôi bị sút cân nhanh, tay chân lúc nào cũng bủn rủn. Nhưng ăn nhiều lại sợ đường huyết tăng, bệnh tiến triển nặng thêm”.
Những lầm tưởng về bệnh tiểu đường như không được ăn đường hay các loại thực phẩm ngọt ví dụ như bánh kẹo, trái cây, đều sai lầm.
Mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là người bệnh phải cắt bỏ đường hoàn toàn trong chế độ ăn của mình. Theo các chuyên gia, người bị tiểu đường cần điều chỉnh chế độ ăn, giảm lượng glucose, loại bỏ các thực phẩm xấu nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng và các chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt, nên duy trì mức cân nặng ổn định, không để giảm cân quá mức. Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được khuyến cáo: lượng protein chiếm khoảng 15-20% năng lượng khẩu phần, chất béo chiếm khoảng 25% và không vượt quá 30%, gluxit chiếm 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần.
Người mắc tiểu đường nên tập thói quen chia bữa ăn thành nhiều bữa phụ trong ngày để tránh tình trạng đường huyết thay đổi đột ngột, cũng như tránh việc quá đói hoặc quá no.
Một vấn đề khác mà nhiều bệnh nhân tiểu đường gặp phải là cảm giác thèm ngọt. Nhiều người bệnh chia sẻ rằng đôi khi cảm giác thèm ngọt tăng lên quá cao khiến họ không kiểm soát được bản thân và sử dụng các sản phẩm chứa đường kính. Điều này cực kỳ nguy hại, dễ khiến lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng giới hạn, gây ra các biến chứng khó lường. Theo nhiều chuyên gia, giải pháp cho vấn đề này là các thực phẩm đường dành riêng cho người tiểu đường.
Đường cỏ ngọt tốt cho người tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có thể tham khảo một vài mẹo nhỏ sau đây để khi ăn đồ ngọt mà đường huyết vẫn an toàn khi nhắc đến đồ ngọt chứa nhiều đường bổ sung.
+ Quyết định trước bạn sẽ ăn bao nhiêu, ăn vào lúc nào và cách đối phó với những lời mời mọc. (Ví dụ như “Không, cảm ơn. Tôi đã no rồi.”).
+ Chia sẻ bớt phần ăn của mình với người khác, và bỏ bớt phần nước sốt bên trên hoặc phần kem phủ có hàm lượng calo cao
+ Bạn có thể mang bánh quy, bánh táo, hoặc bánh pudding ít hoặc không đường đến các buổi tiệc.
+ Nếu ăn những món tráng miệng ngọt, hãy giảm bớt lượng tinh bột trong bữa ăn.
Khi chọn bất kỳ loại thực phẩm nào, điều cần thiết đối với người mắc bệnh tiểu đường phải hiểu làm thế nào thực phẩm đó ít ảnh hưởng đến mức đường huyết của họ. Biết cách đọc nhãn dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm có thể giúp người bệnh kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn. Nhiều loại thực phẩm ghi là là “không đường” hoặc “không có chất tạo ngọt”. Tuy nhiên, những thực phẩm này vẫn có thể chứa calo và các loại carbohydrate ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Mộc Can - Tinh hoa Thảo dược Việt