Bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu trở nên quá cao, nếu không được quản lý hoặc không điều trị, có thể gây ra nhiều biến chứng về mắt, chân, đau tim và đột quỵ.
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Trái cây có liên quan đến việc ăn uống lành mạnh, nhưng đối với nước ép trái cây bạn nên thận trọng.
Đối với người bệnh tiểu đường, liệu có nên uống nước ép trái cây không? Điều gì cần lưu ý khi sử dụng nước ép trái cây với người tiểu đường?
Câu trả lời thường là “không” - trừ khi người bệnh bị hạ đường huyết, theo tạp chí chăm sóc sức khỏe của Mỹ dành cho người bệnh tiểu đường Diabetes Self-Management.
Tất nhiên, ngoại trừ một số loại nước ép trái cây được khoa học chứng minh là có lợi cho người bệnh tiểu đường. Nhưng yếu tố tiên quyết vẫn luôn là liều lượng vừa phải.
Bởi lẽ,nước ép trái cây thường chứa nhiều đường làm tăng lượng đường trong máu rất nhanh. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường tốt nhất nên tránh uống nước ép trái cây.
Theo nguyên tắc chung, ăn trái cây nguyên quả sẽ tốt hơn là uống nước ép.
Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng việc uống nước ép trái cây thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Lượng đường trong nước ép trái cây có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, làm tăng nguy cơ tăng đường huyết.
Trái cây vẫn có thể làm tăng lượng đường trong máu, nhưng thường không nhanh như nước trái cây. Trái cây có chỉ số đường huyết thấp hơn nước ép trái cây, có nghĩa là nó ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hơn. Tất nhiên, điều quan trọng nhất là phải xem xét khẩu phần.
Cả trái cây, nước ép trái cây và sinh tố đều chứa một loại đường tự nhiên gọi là fructose.
Trái cây nguyên quả có chứa chất xơ, giúp làm chậm tốc độ hấp thụ đường fructose vào máu và có thể giúp cảm thấy no lâu hơn. Đây là lý do tại sao tốt nhất nên ăn trái cây thay vì uống nước ép, trang web của tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK giải thích.
Mặt khác, nước ép trái cây đã loại bỏ hầu hết chất xơ lại rất dễ uống với số lượng lớn trong khoảng thời gian ngắn. Từ đó, dễ hấp thụ nhiều calo, carbs và đường.
Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường vẫn nên thận trọng vì nhiều loại trái cây có rất nhiều carbohydrate. Vì vậy, nên ăn vừa phải, tốt nhất chỉ một lượng nhỏ.
Mặc dù ăn trái cây nguyên quả tốt hơn, nhưng nếu người bệnh tiểu đường muốn uống nước ép, thì tốt nhất nên hạn chế ở mức khuyến nghị là 150 ml mỗi ngày, pha loãng với nước.
Bạn có thể tự làm sinh tố gồm nguyên cả “xác” của trái cây có chứa chất xơ, nhưng đừng thêm đường, để thưởng thức.
Hãy thử pha loãng nước trái cây với nước để cắt giảm lượng calo và carbs.
Tự làm nước ép rau củ, cà chua, có hàm lượng calo và carbs thấp hơn đáng kể
--------------------------------
--------------------------------
Công ty Cổ Phần Thảo Dược Mộc Can