Từ trước tới nay, đa số mọi người đều cho rằng ăn nhiều trái cây là tốt. Sự thật là, ăn trái cây không phải cứ thật nhiều là tốt. Không phải ai cũng nắm được các kiến thức nên dùng loại nào, nên ăn như nào và lúc nào… Có những thói quen khi ăn trái cây tưởng chừng có lợi mà thật ra lại vô cùng tai hại và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trong bài viết này, hãy cùng Mộc Can điểm qua một vài sai lầm cực kỳ tai hại trong cách ăn hoa quả của người Việt nhé!
Ăn trái cây tráng miệng ngay sau bữa cơm có tác dụng tốt cho tiêu hóa
Ăn trái cây tráng miệng ngay sau bữa cơm có tác dụng tốt cho tiêu hóa
Cách tráng miệng bằng trái cây vẫn được nhiều gia đình cũng như nhà hàng áp dụng . Tuy nhiên, trên thực tế, điều này hoàn toàn đi ngược lại với khoa học.
Sở dĩ là sau bữa cơm, nếu chúng ta ngay lập tức sử dụng hoa quả thì chúng sẽ lưu lại trong dạ dày bên cạnh những thức ăn trước đó, dễ gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, táo bón… làm ảnh hưởng xấu tới chức năng tiêu hóa của cơ thể. Cũng đồng nghĩa với việc tạo thêm áp lực lên hệ tiêu hóa. Đây thật sự là một thói quen không hề tốt mà chúng ta cần thay đổi.
Ăn trái cẩy rất tốt cho cơ thể, nhưng hãy ăn đúng cách và đúng lúc
Ăn trái cây để tủ lạnh vào mùa hè giúp cơ thể hạ nhiệt
Mùa hè tới, khi cái nắng nóng khiến cơ thể mệt mỏi thì ăn trái cây trong tủ lạnh cho ta cảm giác thích thú và ngon miệng hơn. Tuy nhiên trái cây quá lạnh sẽ gây kích thích dạ dày và làm dạ dày co giãn chậm lại, ảnh hưởng tới tiêu hóa.
Do đó, nếu muốn ăn trái cây lạnh, bạn hoàn toàn có thể bảo quản trong tủ lạnh nhưng với khoảng thời gian thích hợp đủ để là mát trái cây, tránh việc để quá lâu. Những loiaj trái cây như vải, hồng, lê chỉ nên để tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C trong vòng 2 giờ, không nên trữ đến ngày thứ hai. Còn một số hoa quả như dưa lưới, đào, mơ… sẽ không còn ngon sau khi cất trong tủ lạnh bởi đã mất đi vị ngọt ban đầu. Đó là hiện tượng giảm độ ngọt của đường có trong hoa quả khi cất trữ ở nơi có nhiệt độ thấp.
Ăn càng nhiều trái cây càng tốt
Ăn càng nhiều trái cây càng tốt
Như đã nhắc ở trên, quan niệm ăn nhiều trái cây là tốt là một trong những quan niệm vô cùng sai lầm. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày, bạn chỉ ăn từ 100 - 200g trái cây là đủ. Không nên quá 500g. Rất nhiều hoa quả với lượng đường lớn không được ăn quá nhiều nếu không sẽ gây ra nguy hiểm cho sức khỏe, gia tăng nguy cơ tiềm ẩn của căn bệnh tiểu đường. Đồng thời cũng làm gia tăng tốc độ đường hóa trong cơ thể, làm gia tăng tốc độ lão hóa da. Trong trường hợp này, không những không có lợi mà còn vô cùng có hại.
Sai lầm về lượng đường trong trái cây
Thông thường, khi ăn trái cây, hễ loại nào thấy ngọt thì bạn nghĩ lượng đường cao, thấy chua thì vội cho rằng loại trái cây này có lượng đường thấp. Tuy nhiên, đây là kết luận chủ quan vì trên thực tế, mỗi người có vị giác khác nhau, do đó cảm nhận mức độ chua ngọt cũng khác nhau.
Theo phương pháp thực nghiệm khoa học xác định tổng lượng đường từ trái cây tươi cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, các chuyên gia dinh dưỡng đã đúc kết rằng chúng ta nên sử dụng hoa quả có hương vị đậm đà, màu sắc chín đậm và ăn theo mùa, không nên chỉ lựa chọn dựa vào độ ngọt hoặc quan tâm quá nhiều tới lượng đường cao thấp trong loại quả đó. Các thử nghiệm đáng tin cậy đã cho thấy độ ngọt của trái cây và hàm lượng đường không tỷ lệ thuận với nhau. Việc tìm hiểu kỹ về hàm lượng đường trong trái cây sẽ giúp người bị tiểu đường có thể kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe.
Mộc Can - Tinh hoa Thảo dược Việt