Vấn đề đường huyết tăng sau ăn là vấn đề không chỉ người tiểu đường mà những người tiền tiểu đường cũng rất cần chú ý.
1. Tăng đường huyết sau ăn là gì?
“Tăng đường huyết sau bữa ăn” là một vấn đề quan trọng không chỉ trong bệnh tiểu đường mà còn đối với nhóm tiền tiểu đường.
Đường glucose từ việc ăn uống được hấp thụ trong ruột và di chuyển vào máu, sau đó nhờ hoạt động của insulin, glucose này sẽ được đưa vào các mô như gan, cơ bắp và được chuyển hóa, sử dụng như năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Do đó, khi ăn uống, lượng đường trong máu tạm thời sẽ tăng lên.
Trong trường hợp một người khỏe mạnh, lượng đường trong máu sau ăn 2 giờ sẽ giảm xuống dưới 140 mg/dL, tuy nhiên nếu lượng đường trong máu không giảm và duy trì ở trạng thái cao hơn 140 mg/dL sau khi ăn được gọi “tăng đường huyết sau bữa ăn”. Tình trạng “tăng đường huyết sau ăn” như vậy được chỉ ra là sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng.
Ngoài ra, trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, dù chỉ số đường huyết khi đói ở mức bình thường nhưng cũng có trường hợp xuất hiện tình trạng “tăng đường huyết sau ăn”.
2. Tại sao lại xảy ra tình trạng “tăng đường huyết sau ăn”?
Tăng đường huyết sau bữa ăn là tình trạng phổ biến ở cả người khỏe mạnh và nhóm tiền tiểu đường.
Khi lượng đường trong máu tăng lên ở một người khỏe mạnh, một lượng insulin phù hợp được tiết ra từ tuyến tụy vào thời điểm thích hợp và insulin này hoạt động giúp làm giảm lượng đường trong máu, do đó khoảng 2 giờ sau khi ăn, chỉ số đường huyết trở về giá trị khi đói.
Mặt khác, ở người bị tiểu đường và nhóm tiền tiểu đường, lượng insulin tiết ra không đủ hoặc tốc độ tiết chậm và chức năng làm giảm đường trong máu không đủ, do đó 2 giờ sau khi ăn, chỉ số đường huyết sẽ không giảm và tình trạng tăng đường huyết sẽ tiếp diễn.
3. Tại sao “tăng đường huyết sau ăn” là vấn đề quan trọng?
Ở nhóm tiền tiểu đường và bệnh nhân tiểu đường giai đoạn đầu, chỉ số đường huyết lúc đói thường ở mức bình thường (dưới 110 mg/dL). Do đó, nếu cố gắng xác định bệnh tiểu đường chỉ dựa trên chỉ số đường huyết lúc đói, bệnh nhân có thể bỏ qua tình trạng “tăng đường huyết sau ăn”, vì vậy bệnh nhân cần phải cẩn thận khi bệnh tiểu đường có thể khởi phát và tiến triển âm thầm.
“Tăng đường huyết sau ăn” là trạng thái lượng và hoạt động của insulin bị suy giảm nên không thể hỗ trợ chuyển hóa hết glucose trong mô cơ thể và có “rối loạn chức năng dung nạp glucose”- tình trạng “hiệu quả giúp đưa đường huyết về giá trị bình thường” không tốt. Ngoài ra, sự rối loạn chức năng dung nạp glucose sẽ thúc đẩy xơ vữa động mạch tiến triển.
Nếu bệnh nhân tiến triển từ rối loạn chức năng dung nạp glucose đến xơ vữa động mạch, sẽ có nguy cơ cao xuất hiện rối loạn mạch máu lớn như đột quỵ, do đó bệnh nhân cần quản lý chặt chẽ không chỉ lượng đường trong máu khi đói mà cả tình trạng “tăng đường huyết sau bữa ăn”.
Do đó, hãy quan tâm tới chỉ số đường huyết các loại thực phẩm để nạp vào cơ thể lượng đường phù hợp, đồng thời có thể sử dụng thêm trà dây thìa canh Mộc Can giúp ổn định đường huyêt hiệu quả.
Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe!
Do đó, hãy quan tâm tới chỉ số đường huyết các loại thực phẩm để nạp vào cơ thể lượng đường phù hợp, đồng thời có thể sử dụng thêm trà dây thìa canh Mộc Can giúp ổn định đường huyêt hiệu quả.
Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe!
Thảo dược Mộc Can