Tiểu đường được biết đến như một căn bệnh của “tuổi già”. Tuy nhiên, những con số gần đây cho thấy, người bị bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa. Mà nguyên nhân chủ yếu được nhận định do sự rối loạn chuyển hóa và thói quen ăn nhiều đường, nhiều chất béo và ít vận động.
Trao đổi với bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, độ tuổi trung bình của người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường ở khoảng 45- 65 tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi này đang có xu hướng giảm xuống. Những người được phát hiện ra mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở độ tuổi 20, thậm chí dưới 20 tuổi cũng không còn hiếm gặp, thậm chí còn có cả trẻ em.
Thói quen ăn đồ ăn nhanh, uống trà sữa, lối sống ít vận động, ô nhiễm môi trường khiến giới trẻ tích tụ nhiều mỡ, tăng béo phì. Một số bạn trẻ thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ăn uống thiếu điều độ, bỏ bữa vì chơi game, xem tivi gây tình trạng kháng insulin và rối loạn chuyển hóa... dẫn tới bệnh tiểu đường.
Thời kỳ mới phát béo, sự đề kháng hormone tăng lên làm giảm sút hiệu quả của hormone nội tiết. Để khắc phục, tuyến tụy phải hoạt động liên tục khiến chức năng tiết hormone suy giảm và không đủ để duy trì chuyển hóa đường trong máu, gây tiểu đường tuýp 2 ở người trẻ.
Tiểu đường tuýp 2 có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ở người lớn như bệnh tim, suy thận, mù lòa…. và các biến chứng ấy càng nặng nề hơn nếu mắc ở người trẻ tuổi, đặc biệt lad trẻ em.
Các chuyên gia trong lĩnh vực y khoa đã nhiều lần cảnh báo về vấn đề trẻ em béo phì tăng mạnh, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh.
Chính vì vậy, cần phải có một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, giàu chất xơ và tăng cường vận động với trẻ. Đối với trẻ bị tiểu đường tuýp 1, vẫn có thể ăn với chế độ bình thường như những đứa trẻ khác, nhưng nên hạn chế ăn đồ ngọt, tinh bột và hạn chế dùng mỡ động vật. Còn với trẻ bị tiểu đường tuýp 2 thì năng lượng, tinh bột bé ăn hàng ngày cần được tính toán chặt chẽ hơn.
Mộc Can - Tinh hoa Thảo dược Việt