Trong những năm gần đây, số bệnh nhân tiểu đường đang có xu hướng gia tăng nhanh với nhiều biến chứng nặng nề như biến chứng tim mạch, thận, mắt, thần kinh… trở thành nỗi lo ngại hàng đầu của toàn xã hội.
Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đang gia tăng một cách nhanh chóng, số bệnh nhân tăng gấp đôi trong vòng 10 năm. Năm 2017, số bệnh nhân đái tháo đường là 3.54 triệu người (khoảng 5.5% dân số), số bệnh nhân tiền tiểu đường (có rối loạn dung nạp glucose) là 4.79 triệu người (khoảng 7.4% dân số), nghĩa là cứ 7.5 người sẽ có 1 người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Dự đoán đến năm 2045, con số này sẽ tăng lên chiếm 7.7% tổng dân số.
Khi mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân không thể tự chuyển hóa các chất bột đường từ các thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo ra năng lượng, lâu dần gây nên hiện tượng tăng dần lượng đường tích tụ trong máu. Nếu lượng đường trong máu luôn ở mức cao sẽ làm gia tăng các nguy cơ bệnh lý tim mạch, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan bộ phận khác như thần kinh, mắt, thận và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Trong đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày cùng với thiết lập chế độ thể dục thể thao hợp lý kết hợp theo dõi tình trạng bệnh lý thường xuyên là những việc làm quan trọng nhất mặc dù ở thể bệnh nào.
Ở thể tiểu đường tuýp 1, bệnh nhân được chỉ định dùng insulin trong suốt quãng đời còn lại vì cơ thể đã không còn khả năng tự sản xuất insulin.
Ở thể tiểu đường tuýp 2, nếu bệnh nhân không cải thiện được tình trạng tăng lượng đường trong máu bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục hàng ngày, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm để ổn định lượng đường trong máu.
Để bệnh không tiến triển nặng, bệnh nhân tiểu đường cần có kế hoạch theo dõi lượng carbohydrate, cũng như hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, ít chất xơ; nên ăn nhiều rau xanh, các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Cần lưu ý rằng, bệnh tiểu đường có thể thay đổi và tiến triển khác nhau ở từng thời gian, do đó bệnh cần được thăm khám, đánh giá chính xác tình trạng hiện tại để có kế hoạch điều trị thích hợp và hiệu quả. Do đó, bệnh nhân cần thăm khám định kỳ và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ.
Chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh.
Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn bệnh tiểu đường: đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn nhằm duy trì hoạt động thể lực bình thường và duy trì cân nặng hợp lý. Thiết kế bữa ăn đơn giản, không quá đắt tiền và phù hợp với tập quán địa phương. Cân bằng tỷ lệ carbohydrate, protein và chất béo; bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo và calo như rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt; theo dõi đường huyết sau bữa ăn… Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chế độ ăn uống thích hợp.
Đồng thời, sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược, chăm sóc sức khỏe an toàn, lành tính, không tác dụng phụ. Dây thìa canh đã được biết tới từ xa xưa, và ngày nay nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh hiệu quả của dây thìa canh trong hạ và ổn định đường huyết hiệu quả. Trà cao thìa canh Mộc Can - giải pháp mới cho bệnh nhân tiểu đường. Với công thức tối ưu, đặc biệt bổ sung cao thìa canh giúp nâng cao hiệu quả sản phẩm, vừa dễ uống vừa tốt cho sức khỏe. Trà được đóng túi lọc tiện lợi pha chế và sử dụng trong ngày, dùng thay nước hàng ngày.
Đồng thời, sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược, chăm sóc sức khỏe an toàn, lành tính, không tác dụng phụ. Dây thìa canh đã được biết tới từ xa xưa, và ngày nay nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh hiệu quả của dây thìa canh trong hạ và ổn định đường huyết hiệu quả. Trà cao thìa canh Mộc Can - giải pháp mới cho bệnh nhân tiểu đường. Với công thức tối ưu, đặc biệt bổ sung cao thìa canh giúp nâng cao hiệu quả sản phẩm, vừa dễ uống vừa tốt cho sức khỏe. Trà được đóng túi lọc tiện lợi pha chế và sử dụng trong ngày, dùng thay nước hàng ngày.
Vận động
Việc vận động không chỉ giúp giảm chỉ số đường huyết, duy trì cân nặng ở mức ổn định mà còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch…Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường tập thể dục thể thao ít nhất 5 ngày mỗi tuần với thời gian tập 30 phút mỗi ngày, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bài tập phù hợp.