Những chiếc bánh dẻo, bánh nướng không thể thiếu mỗi dịp Trung thu. Tuy nhiên, đây cũng là loại đồ ăn được coi là nguy hiểm đối với bệnh nhân tiểu đường do lượng calo quá lớn. Vậy người tiểu đường có được ăn bánh trung thu hay không?
Ảnh hưởng của bánh trung thu tới đường huyết
Theo các chuyên gia, những lo ngại về việc người bị bệnh tiểu đường có được ăn bánh trung thu hay không là hoàn toàn chính đáng.
Tết trung thu đến cũng đồng nghĩa với việc trên thị trường xuất hiện nhiều loại bánh trung thu khác nhau được bày bán, từ những thương hiệu nổi tiếng cho tới những chiếc bánh handmade… Tuy nhiên, có một đặc điểm chung là các loại bánh trung thu đều rất ngọt.
Theo nghiên cứu, một chiếc bánh trung thu khoảng 170 gram cung cấp từ 500-700 calo tùy theo loại bánh và thành phần. Cụ thể, 1 chiếc bánh trung thu đậu xanh một trứng có trọng lượng 176 gram chứa 19,5 gram chất đạm (protein), 27,5g chất béo (lipid) và 80,6 đường (glucid). Thêm nữa, lượng bột đường trong chiếc bánh dẻo hay nướng bằng lượng bột đường có trong 1-2 chén cơm, gấp 1-2 lần lượng chất béo trong một bát phở bò. Lượng đường này lại ở dạng đường hấp thu nhanh nên dễ làm tăng lượng đường trong máu.
Vì thế, những người mắc bệnh tiểu đường hay tiền tiểu đường, béo phì không nên tùy tiện ăn bánh trung thu. Ăn bánh trung thu không kiểm soát cùng với tăng các yếu tố nguy cơ như tăng cân, béo phì, rối loạn đường huyết… đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn bánh trung thu như nào để không tăng huyết áp
Bệnh nhân tiểu đường ăn bánh trung thu cần chú ý ăn miếng nhỏ
Để có thể kiểm soát lượng đường huyết trong ngày, bệnh nhân tiểu đường nên chú ý trong việc ăn bánh trung thu. Nếu biết cách lựa chọn bánh phù hợp, ăn bánh đúng cách thì những người bị béo phì, tiểu đường, ăn kiêng vẫn hoàn toàn sử dụng được bánh trung thu. Dưới đây là một số mẹo ăn bánh trung thu không tăng đường huyết mà bệnh nhân tiểu đường có thể áp dụng
+ Bỏ khẩu phần tinh bột tương ứng
Bản chất bánh trung thu vẫn sử dụng nhiều tinh bột, mà tinh bột thì có chỉ số đường huyết rất cao. Như vậy có hàm lượng cacbohydrat nhất định, vì thế chỉ nên sử dụng ở mức độ vừa phải, chứ không nên lạm dụng. Một nửa chiếc bánh dẻo hay trung thu nướng tương đương với một bát cơm cùng lượng thức ăn kèm, vì vậy, nếu có ý định ăn bánh trung thu, bệnh nhân nên cắt bớt lượng cơm tương ứng.
Bản chất bánh trung thu vẫn sử dụng nhiều tinh bột, mà tinh bột thì có chỉ số đường huyết rất cao. Như vậy có hàm lượng cacbohydrat nhất định, vì thế chỉ nên sử dụng ở mức độ vừa phải, chứ không nên lạm dụng. Một nửa chiếc bánh dẻo hay trung thu nướng tương đương với một bát cơm cùng lượng thức ăn kèm, vì vậy, nếu có ý định ăn bánh trung thu, bệnh nhân nên cắt bớt lượng cơm tương ứng.
+ Bổ sung thêm khẩu phần rau xanh
Chất xơ trong rau xanh có thể giúp ngăn chặn quá trình tăng đường huyết sau ăn, vì thế, bệnh nhân có thể tăng lượng rau xanh ăn hàng ngày để giúp ngăn ngừa lượng đường máu tăng nhanh.
+ Tăng cường chế độ tập luyện
Bệnh nhân có thể tăng chế độ tập luyện để tiêu hao bớt năng lượng thừa khi ăn bánh trung thu, đi bộ thêm 30 phút sau ăn là một khuyến nghị không tồi.
+ Chú ý khẩu phần bánh trung thu
Khi ăn bánh trung thu mỗi người chỉ ăn 1/4 hoặc 1/8 chiếc bánh và nên ăn vào buổi sáng hoặc buổi chiều vì sau đó, qua quá trình vận động sẽ làm tiêu hao năng lượng. Có thể sử dụng bánh trung thu cùng trà để tiêu hóa tốt hơn và hạn chế tích tụ chất béo trong cơ thể.
Năng lượng từ bột đường và chất béo trong các loại bánh trung thu bình thường có thể là một mối nguy cơ rất lớn tới sức khỏe đối với những người mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như tiểu đường, huyết áp cao….Tuy nhiên, những người bệnh có thể chọn những loại bánh dành riêng cho những người muốn tiêu thụ ít năng lượng, đảm bảo sức khỏe hơn. Dù là bánh trung thu gì, khi chọn mua sản phẩm cũng nên để ý mẫu mã, thương hiệu để tránh mua phải hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chúc mọi người một mùa trung thu ý nghĩa!
Thảo dược Mộc Can