Chăm sóc sức khỏe người tiểu đường là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vậy so với mùa hè, thì chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tiểu đường vào mùa đông có điểm gì khác cần lưu ý? Cùng Thảo dược Mộc Can tìm hiểu về chủ đề này nhé!
So với các mùa khác, mùa đông là mùa mà bệnh tiểu đường thường khó kiểm soát nhất. Vì sao? Yếu tố thời tiết giảm mạnh khiến việc sinh hoạt cũng như ăn uống cũng bị thay đổi theo, khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn. Thêm vào đó, thời tiết lạnh cũng là yếu tố tiềm ẩn tác động tới sức khỏe, đặc biệt là các bệnh liên quan tới vấn đề hô hấp.
Vậy chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tiểu đường vào mùa đông cần chú ý những gì? Hãy thử áp dụng các nguyên tắc được chia sẻ dưới đây để việc kiểm soát bệnh tiểu đường vào mùa đông không còn là quá khó
1. Luôn giữ ấm bàn tay
Bàn tay là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với các đồ vật cũng như trực tiếp chịu tác động của yếu tố thời tiết. Do vậy, đôi tay cần được chú ý và giữ ấm. Khi kiểm tra đường huyết vào mùa đông, chú ý không nên để tay quá lạnh. Nên duy trì việc giữ ẩm cho đôi tay. Nếu tay quá lạnh vì ở ngoài trời lâu, các đầu ngón tay thường đỏ và ngứa rát, việc này cũng bất tiện cho quá trình đo đường huyết.
2. Chú ý đến đôi bàn chân
Chăm sóc bàn chân tiểu đường
Trong số các biến chứng của tiểu đường có một biến chứng thường xuyên gây tác động và biểu hiện rõ nhất đó là bị thương ở chân. Đặc biệt người bị tiểu đường bị thương ở chân thường không có cảm giác đau rõ rệt, các vết rách, tổn thương cũng khó kiểm soát và điều trị hơn. Hơn nữa, trong mùa đông, độ ẩm cũng có xu hướng giảm xuống, dẫn đến khô da, chính vì vậy, người bị bệnh tiểu đường nên kiểm soát việc dưỡng ẩm cho chân. Nên sử dụng các đôi giày vừa vặn, chất liệu khô thoáng nhưng giữ ấm. Khi chức năng tuần hoàn của người bệnh bị giảm, sẽ rất khó để cảm nhận được nhiệt độ.
3. Dự phòng nhiễm trùng
Bị nhiễm cảm lạnh hoặc cúm có thể sẽ không phải là vấn đề đơn giản nếu bạn bị bệnh tiểu đường, bởi bệnh cảm lạnh và cúm có thể sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng sau này. Với người bệnh tiểu đường, các bệnh nhiễm trùng có thể dự phòng được như cúm hay viêm phổi có thể sẽ diễn biến rất nhanh, và trong một số trường hợp, có thể dẫn đến nhiễm xeton axit.
Do vậy, với người tiểu đường, một phần của kế hoạch dự phòng bệnh tiểu đường trong mùa đông chính là tránh tiếp xúc với những người bị ốm và thường xuyên rửa sạch tay để dự phòng các bệnh dễ lây nhiễm.
4. Kiểm soát các vấn đề về tinh thần
Việc ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cũng như không vận động điều chỉnh sức khỏe tinh thần có thể khiến bệnh nguy hiểm hơn. Nếu bạn cảm nhận bản thân gặp vấn đề về tinh thần hoặc đã có tiểu sử về bệnh trầm cảm, bạn nên nói chuyện với các chuyên gia về sức khỏe tâm thần sớm, vào khoảng tháng 10 hàng năm, để đưa ra được kế hoạch điều trị phù hợp cho bạn.
5. Cố gắng duy trì luyện tập
Duy trì vận động rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Vào mùa đông tất cả mọi người sẽ có xu hướng lười vận động hơn và điều này có thể sẽ khiến đường huyết tăng cao. Tốt nhất không nên dừng vận động dù nhiệt độ như thế nào. Bạn có thể đi bộ trong nhà hoặc luyện tập theo các hướng dẫn trên mạng để vẫn có thể tập luyện thể thao hàng ngày. Bạn cũng có thể chia nhỏ thời gian luyện tập của mình ra, 10 phút vào buổi sáng và 10 phút vào buổi tối. Miễn là bạn không ngừng hẳn việc luyện tập trong mùa đông, còn luyện tập với hình thức nào, thời gian ít hay nhiều đều tốt cả.
6. Bảo quản thuốc và các dụng cụ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Bảo quản insulin ở ngoài (bao gồm cả việc để insulin trong ôtô) chưa bao giờ là một ý tưởng tốt. Và điều này đặc biệt đúng trong suốt mùa đông. Bạn cũng nên giữ máy kiểm tra đường huyết tránh xa các điều kiện môi trường lạnh để tránh tình trạng cho ra kết quả không chính xác.
7. Tránh tăng cân trong mùa đông
Nằm trên giường, trùm chăn xem tivi và ăn đồ ăn vặt là một thói quen phổ biến trong mùa đông. Càng dành nhiều thời gian ở trong nhà, bạn sẽ càng gia tăng nguy cơ ăn vặt. Do vậy, hãy theo dõi kỹ lượng thực phẩm giàu carbohydrate mà bạn ăn trong mùa đông và lựa chọn các loại thực phẩm thay thế khác, chứa ít carbohydrate hơn, ví dụ như súp ít muối nấu cùng với rau xanh và thịt nạc để làm ấm cơ thể. Vào các dịp lễ tết, vấn đề dinh dưỡng cũng cần bạn chú ý một cách cẩn trọng để đảm bảo theo đúng nguyên tắc của chế độ dinh dưỡng cho người có đường huyết cao.
Trà dây thìa canh Mộc Can - chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tiểu đường
Trà dây thìa canh Mộc Can - chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tiểu đường
Trà dây thìa canh Mộc Can - chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tiểu đường
Trà Dây Thìa Canh Mộc Can là kết quả của công trình nghiên cứu với sự Cố Vấn là PGS.TS Nguyễn Thượng Dong - Nguyên Viện Trưởng viện Dược Liệu Việt Nam. Dây thìa canh có thành phần hoạt chất GS4, giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Trà Dây Thìa Canh Mộc Can là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, không hóa chất, không chất bảo quản, hương thơm thảo mộc dễ chịu, vị ngọt đơn tính từ cỏ ngọt, không sản sinh năng lượng, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp.
- Giúp giảm đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường tuyp 1 và tuyp 2.
- Phối hợp với các loại thuốc điều trị đặc hiệu giúp nâng cao khả năng kiểm soát và ổn định đường huyết.
- Phòng ngừa, hạn chế tiến triển biến chứng đái tháo đường.
- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ
- Tăng cường hoạt lực của tuyến tụy, kích thích tuyến tụy tiết hoạt động tự nhiên trở lại
- Giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, giúp an thần ngủ ngon, thanh lọc cơ thể
- Tăng cường chức năng gan, thận
Thảo dược Mộc Can
Tổng hợp