Suy thận là một trong những căn bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Tăng huyết áp có thể gây ra suy thận và ngược lại suy thận có thể khiến người bệnh tăng huyết áp. Bởi có mối quan hệ với nhau nên bệnh nhân suy thận cần điều trị để phòng tránh tăng huyết áp, cũng như người bị tăng huyết áp cần được kiểm soát để tránh gây biến chứng suy thận mạn tính gây nguy hiểm.
Suy thận là gì?
Suy thận là tình trạng các chức năng chính của thận bị suy giảm nghiêm trọng, bao gồm chức năng bài tiết chất thải, điều hòa dịch, toan kiềm, điện giải, tổng hợp vitamin D hoặc kích thích quá trình tạo máu của cơ thể.
Các triệu chứng của suy thận
- Huyết áp cao
- Giảm lượng nước tiểu hoặc khó đi tiểu
- Thường xuyên đi tiểu vào ban đêm
- Bị phù ở mặt, tay hoặc chân do cơ thể bị giữ nước
- Đắng miệng, chán ăn
- Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn
- Da xanh xao, nhợt nhạt do thiếu máu
- Đau nhức xương khớp
- Đau răng hoặc chảy máu chân răng
- Môi thâm
Suy thận và tăng huyết áp có mối liên hệ như thế nào?
Thận là một cặp cơ quan điều tiết nằm ở hai bên lưng. Chức năng chính của nó là hoạt động như một hệ thống lọc giúp loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.
Thận và hệ tuần hoàn hoạt động phụ thuộc vào nhau để hoàn thành tốt các nhiệm vụ và chức năng chính trong cơ thể. Thận giúp lọc chất thải và các chất lỏng trong máu. Để làm được điều này, thận phải cần đến sự hỗ trợ rất lớn từ các mạch máu. Khi những mạch máu này bị tổn thương, các nephron lọc máu sẽ không nhận được oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động hiệu quả. Đây cũng chính là lý do tại sao huyết áp cao (HBP hoặc tăng huyết áp) là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận. Theo thời gian, huyết áp cao không được kiểm soát có thể khiến các động mạch quanh thận bị hẹp, yếu hoặc cứng lại, dẫn đến tình trạng không cung cấp đủ máu cho các mô thận.
Người bệnh tăng huyết áp kép dài sẽ làm tổn thương và phá hủy dần các mạch máu trong cơ thể. Điều này cản trở sự cung cấp máu đến các cơ quan khác, trong đó có thận. Ngoài ra tăng huyết áp còn phá hủy bộ lọc ở cầu thận, dẫn đến hậu quả gây ra cho thận không thể lọc được những chất cặn bã độc hại cũng như dư thừa ra ngoài. Tình trạng nước ứ thừa trong hệ mạch máu ngày một nhiều khiến huyết áp lại càng tăng cao. Hai tình trạng này bổ sung cho nhau khiến tăng huyết áp lâu dài không được kiểm soát dẫn đến suy thận mạn tính nghiêm trọng.
Trong khi đó thận có một chức năng là giữ cho huyết áp được ổn định. Một khi bị tổn thương thì chức năng bị ảnh hưởng, khả năng điều hòa huyết áp tự động giảm, làm cho huyết áp khó có thể điều hòa, tăng cao. Tình trạng suy thận, tăng huyết áp làm cho bệnh thận của người bệnh càng nặng thêm. Qua đó để thấy, tăng huyết áp là một trong những biến chứng nguy hiểm của suy thận mạn tính.
Nhìn chung, suy thận và tăng huyết áp có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Huyết áp có thể gây ra bệnh thận, trong khi đó biến chứng hàng đầu của suy thận mạn lại là cao huyết áp. Do đó, điều quan trọng là phải kiểm soát tốt mức huyết áp để ngăn ngừa bệnh thận, đồng thời, những bệnh nhân đã bị suy thận thì cần phải được điều trị sớm và kịp thời để phòng tránh rủi ro cao huyết áp.
Để ngăn ngừa các tổn thương ở thận do huyết áp cao gây ra, nên lưu ý các vấn đề sau:
- Cố gắng kiểm soát huyết áp ở mức hợp lý
- Kiểm tra huyết áp thường xuyên
- Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh: ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn nhạt, ăn ít chất béo hoặc các loại thực phẩm có chứa nhiều phốt-pho như phô mai, sữa chua, bia,...
- Tập thể dục thường xuyên- khoảng 30 phút mỗi ngày.
- Sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ định của bác sĩ
Đối với những bệnh nhân mắc phải cả hai tình trạng là bệnh suy thận và cao huyết áp, thì phương pháp điều trị quan trọng và hiệu quả nhất vẫn là kiểm soát huyết áp thông qua thay đổi lối sống thường ngày. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, mức huyết áp nên dưới 130/80mmHg để ngăn ngừa các tổn thương ở thận không trở nên tồi tệ hơn và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Ngoài ra, người bệnh cao huyết áp có thể sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và ổn định huyết áp như Trà giảo cổ lam Mộc Can.
Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe!
Ngoài ra, người bệnh cao huyết áp có thể sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và ổn định huyết áp như Trà giảo cổ lam Mộc Can.
Trà Giảo Cổ Lam Mộc Can được đóng túi giấy có trọng lượng 125g, bên trong có 25 túi lọc nhỏ, mỗi túi 5g
Sản phẩm là kết quả của công trình nghiên cứu với sự Cố Vấn là PGS.TS Nguyễn Thượng Dong - Nguyên Viện Trưởng viện Dược Liệu Việt Nam. Giảo cổ lam là một loại thuốc quý được ví như Nhân sâm, có tác dụng ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
Trà giảo cổ lam Mộc Can mang đến cho người dùng nhiều lợi ích đối với sức khỏe:
Trà giảo cổ lam Mộc Can mang đến cho người dùng nhiều lợi ích đối với sức khỏe:
- Điều hòa huyết áp, phòng ngừa và cải thiện các vấn đề về tim mạch
- Giúp hạ đường huyết, tăng bài tiết insulin, tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Giảm đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường
- Giúp giảm mỡ máu, giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, tăng cholesterol tốt, hỗ trợ quá trình lưu thông máu lên não
- Ngăn ngừa nguy cơ tai biến mạch máu não
- Tăng cường máu lên não, ngăn chứng lú lẫn ở người lớn tuổi
- Bảo vệ gan bằng cơ thế tăng cường đào thải độc tố và tái tạo tế bào gan.
- Chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch, nâng cao sức khỏe.
- Hỗ trợ giảm cân, chống lão hóa da cho phái nữ.
- Hỗ trợ điều trị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, giúp thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng, mệt mỏi,
- Điều trị sự thèm ăn, ho, viêm phế quản mãn tính, đau dạ dày mãn tính, đau và sưng (viêm), loét, táo bón, sỏi mật, béo phì, ung thư.
Trà Giảo Cổ Lam Mộc Can với hương thơm thảo mộc tự nhiên, vị ngọt đơn tính từ cỏ ngọt dễ uống, đặc biệt không sinh năng lượng, rất tốt cho các bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, người có bệnh lý tim mạch...
Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe!
Thảo dược Mộc Can