Bệnh tiểu đường (hay còn gọi bệnh đái tháo đường) không chỉ khiến lượng đường huyết tăng cao, mà nó còn gây tổn hại gần như toàn bộ các cơ quan bên trong cơ thể. Đó là lí do người bị tiểu đường cần quan tâm chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng hơn, nhất là việc kiểm soát lượng đường huyết. Bởi vì biến chứng tim mạch chỉ là 1 trong nhiều vấn đề phát sinh do bệnh tiểu đường gây ra, đặc biệt khi nó không được kiểm soát. Nhiều người nghĩ cơn đau tim thường xảy ra đột ngột. Thế nhưng thực tế, nó xảy ra thường xuyên hơn bạn nghĩ.
Cơn đau tim thầm lặng có thể xảy ra với bất kì ai, nhưng người bị tiểu đường có nguy cơ bị nhiều hơn. Có thể bạn không cảm thấy gì bất thường, hoặc chỉ thấy thoáng qua cảm giác ợ chua hoặc cảm giác đau, cảm giác khó chịu không rõ nguyên nhân. Cơn đau tim có thể xuất hiện thoáng qua nhẹ nhàng đến nỗi bạn sẽ quên ngay sau đó.
Tuy nhiên, một cơn đau tim sẽ là vấn đề nghiêm trọng dù bạn có hay không có triệu chứng. Do đó bạn nên đi khám kiểm tra sức khỏe tổng quát thường xuyên và lưu tâm đến bệnh tiểu đường. Hãy đảm bảo bạn nắm bắt được tình trạng của cơ thể mình để nhận thức được sự thay đổi dù là nhỏ nhặt nhất.
Vì sao bệnh tiến triển thầm lặng?
Một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường là tổn thương thần kinh gọi là bệnh thần kinh do thiếu máu cục bộ. Bệnh này gây ra các triệu chứng như liệt, tê hoặc mỏi ở tay và chân. Không những vậy, bạn cũng có thể bị tổn thương thần kinh ở tim, bàng quang và mạch máu. Điều nguy hiểm là có thể bạn sẽ không cảm thấy đau đớn hay khó chịu gì từ các cơ quan này.
Khi lên cơn đau tim, bạn bị đau ở ngực, cánh tay hoặc hàm hoặc có thể không cảm nhận được gì. Kiểu đau này sẽ gây tổn hại cho cơ thể và hậu quả nguy hiểm của cơn đau tim thầm lặng hoàn toàn là thật.
Những dấu hiệu tổn thương dây thần kinh
Bạn có thể tự bảo vệ mình bằng cách cảm nhận những tổn thương ở thần kinh. Phát hiện sớm giúp giảm bớt biến chứng.
Những dấu hiệu cần lưu ý:
- Thấy chóng mặt hoặc xây xẩm khi đứng dậy
- Vận động khó khăn dù chỉ làm động tác đơn giản
- Tiểu tiện khó giống như sau khi bị tai nạn
- Trục trặc trong quan hệ tình dục, như giảm ham muốn ở đàn ông hoặc rối loạn cương dương.
- Đổ mồ hôi quá nhiều so với trước hoặc không đổ mồ hôi
- Bị khó tiêu giống như bị trướng bụng hoặc đau bao tử
Những triệu chứng của Cơn Đau Tim Thầm Lặng
Nhiều người không có triệu chứng nào hoặc triệu chứng nhẹ thoáng qua, hoặc cảm thấy hoàn toàn bình thường khi cơn đau tim qua đi.
Bạn sẽ có cảm giác đau, tức hoặc bị ép ở giữa ngực. Cảm giác như bạn bị khó tiêu, nếu không khỏi trong vài phút, có thể bạn đang gặp vấn đề lớn về tim.Hãy cảnh giác những triệu chứng sau đây.
- Đột nhiên xuất mồ hôi lạnh hoặc lạnh tay.
- Choáng
- Bỗng nhiên thấy mệt mỏi
- Nóng rát sau xương ức
- Cảm giác đau lan lên hàm, cổ và cánh tay trái (đặc biệt xảy ra thường xuyên ở nữ giới)
- khó chịu vùng thượng vị
- Thở nông dù bạn không làm gì cả
Làm cách nào biết mình bị đau tim thầm lặng?
Không dễ biết được mình có bị hay không. Trong một số trường hợp sẽ có những triệu chứng sau cơn đau tim như:
- Cảm thấy vô cùng mệt mỏi
- Nóng rát sau xương ức không dứt
- Phù chân
- Khó thở dù trước đó bạn chưa từng bị
Những lần khác, có thể bạn sẽ tự biết dấu hiệu của cơn đau tim. Bạn nên đi khám bác sĩ để được chỉ định làm các xét nghiệm. Các xét nghiệm gồm có
- Xét nghiệm máu để đánh giá men tim khi cơ tim bị tổn thương.
- Đo điện tim để kiểm tra hoạt động xung điện tim
- Siêu âm tim, cho biết cấu trúc của tim
Tổn hại gây ra là gì?
Chỉ khi xuất hiện cơn đau nghiêm trọng thì bạn mới cảm nhận những dấu hiệu rõ ràng của bệnh. Hậu quả là tim phải chịu nhiều di chứng tôn thương, ảnh hưởng đến hoạt động của tim hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Nếu không biết mình mắc bệnh, thì bạn khổng thể điều trị. Thậm chí ngay khi nó xảy ra mà bạn cảm thấy bình thường, thì đó là vấn đề lớn. Nếu không được điều trị đúng cách, nguy cơ tái phát của bệnh sẽ ngày càng tăng. Nếu tỉ lệ phát bệnh càng tăng, bạn sẽ có nguy cơ bị suy tim sau này..